Đã có dịp đi qua gần hết các tỉnh thành ở Việt Nam cũng như nhiều nước ở Đông Nam Á, tôi có thể chắc chắn đến 90% rằng, chỉ cần thêm một thế hệ tức khoảng 30 năm nữa thôi, Việt Nam sẽ trở thành đất nước hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Còn TPHCM và vùng phụ cận sẽ trở thành trung tâm kinh tế tài chính của khu vực này.
Tất nhiên sẽ có nhiều người thắc mắc dựa trên căn cứ nào mà tôi có thể đưa ra dự đoán như vậy! Và sau đây sẽ là các lý do cho lập luận của tôi:
1. Việt Nam có một vị trí địa lý cực kì chiến lược là trung tâm của vùng Đông Nam Á cũng như cửa ngõ vào lục địa Châu Á. Đó là một điều mà không ai có thể phủ nhận.
2. Với vị trí chiến lược như vậy cùng với tình trạng phát triển sau, Việt Nam đang nhận được hàng loạt các dự án lớn từ rất nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư vào với hình thức ..."xí phần" ;). Ngoài ra còn phải kể đến hơn 3 triệu kiều bào đã phải ra đi sau năm 1975 giờ đang quay trở lại với một trình độ khoa học công nghệ cao cùng một lượng ngoại tệ khổng lồ góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước.
3. Việt Nam phát triển sau nhiều nước khác xét ở một khía cạnh nào đó thì cũng có những cái hay. Bởi Việt Nam sẽ tránh được rất nhiều vấn đề mà các nước phát triển hoặc công nghiệp hóa khác đang mắc phải như: ô nhiễm môi trường, rối loạn xã hội... Bản thân cá nhân, tôi hoàn toàn không tán thành VN sẽ cần phải có những thành phố với các tòa nhà cao chọc trời, mà thay vào đó chúng ta nên xây dựng những thành phố xinh xắn bao quanh bởi những thắng cảnh hùng vĩ thiên nhiên mà Việt Nam đang có rất nhiều.
4. Hiện tại tuy Việt Nam còn nhiều bất cập, do các thế hệ "chú bác" đã lạc hậu và gây ra khá nhiều cản trở. Nhưng chỉ cần thêm một thế hệ nữa, hầu hết các vai trò quản lý lãnh đạo sẽ được thay bằng thế hệ trẻ của ngày hôm nay. Tức là đều có kỹ năng sử dụng máy tính, Internet... và tiếp cận được với nguồn thông tin khổng lồ từ thế giới bên ngoài và sẽ có những suy nghĩ, hành động chiến lược dứt khoát hơn nhiều so với ngày hôm nay.
Đứng ở góc nhìn này có thể thấy rằng việc mà Việt Nam cần gấp rút thực hiện trong giai đoạn này là phải đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng như: giao thông, đường xá, viễn thông, y tế... cũng như phải tăng cường chất lượng giáo dục để có được những thế hệ kế thừa xứng tầm cho những năm kế tiếp. Đó có lẽ cũng là điều mà chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực hiện nay, cho dù vẫn còn nhiều bất cập.
Còn ở góc độ cá nhân, tôi hoàn toàn cảm thấy hài lòng với những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Và có lẽ điều duy nhất tôi cần phải làm là tiếp tục chuẩn bị năng lực thật tốt để có thể tiếp quản những nhiệm vụ mang tính chất quyết định vận mệnh đất nước trong giai đoạn kế tiếp. Trở thành lãnh đạo một công ty công nghệ góp phần đưa VN vươn ra thế giới hay đảm nhận vị trí lãnh đạo của một thành phố năng động, tôi nghĩ rằng tất cả đều có thể làm được bởi những con người có năng lực và tâm huyết một khi Việt Nam đã qua được quá trình công nghiệp hóa và có nhiều cơ chế thoáng hơn so với hôm nay ^_^
Thứ Hai, 20 tháng 4, 2009
Việt Nam - Đất nước hùng mạnh nhất ASEAN năm 2040
19:49
ngonpham
14 comments
14 nhận xét:
"Việt Nam sẽ tránh được rất nhiều vấn đề mà các nước phát triển hoặc công nghiệp hóa khác đang mắc phải" cái này thì thực tế thấy không đúng lắm thì phải
@Kiến Thợ: Thực ra như Ngôn đã nói ở trên VN vẫn còn khá nhiều bất cập. Nhưng nếu so với các nước đi trước khác thì thực sự VN đã tránh được rất nhiều cái không đáng có. VD ô nhiễm môi trường nhiều người nghĩ ở VN rất kinh khủng nhưng vẫn còn nhiều điểm tốt hơn so với TQ hay Thái Lan
Ngoài ra có nhiều TP mới ở VN đang được quy hoạch rất tốt như Đà Nẵng, Lai Châu, Hà Tiên... Một khi Kiến Thợ tới những nơi đó chắc sẽ đồng ý với Ngôn về vấn đề này ;)
Theo em thì anh đoán đúng ròi ạ.
Những thuận lợi có sẵn:
- Có một nền tảng văn hóa và đạo đức truyền thống. Vì vậy tính cộng đồng dễ dàng hình thành ở bất cứ người nào. Hiện tại đang thế mà sau này cũng thế.
- Khả năng điều tiết của mô hình xã hội chủ nghĩa :X.
- Văn hóa làng xã kết hợp với tinh thần chia sẻ.
- Các mối quan hệ huyết thống là thế mạnh nữa của người vn.
Có những bất lợi hiện tại nhưng lại là lợi thế sau này như:
- Giáo dục không đáp ứng đủ nhu cầu công việc => Động lực cho việc hình thành hàng loạt các nhóm trẻ đi tìm kiếm các kiến thức mới trên thế giới.
- Môi trường không khuyến khích thể hiện năng lực bản thân. => có một làn sóng lớn đi tới cùng một mục đích: khẳng định mình và ủng hộ những người khác.
- Thu nhập của lao động thấp => tự giải quyết mâu thuẫn bằng việc hình thành các nhóm kinh tế nhỏ, độc lập. Việc này giúp việt nam hạn chế được tác động xấu tới nguồn lao động và việc làm mỗi khi thế giới gặp khủng hoảng.
....
Tóm lại:
Tât cả các bất cập nảy sinh từ hệ thống cũ sẽ là mục tiêu để nguồn lực mới sinh ra đồng lòng,sửa chữa, thay thế và làm tốt hơn các bất cập đó. Cái quan trọng nhất là đi cùng một mục đích.
Việt Nam ko phát triển được thành cường quốc nhất đông nam á mới gọi là trái quy luận phát triển >:)
@FunnyHallo: Sao em nói sao ...giống Triết học quá ;)).
Anh rất đồng ý với ý kiến của em, đó là văn hóa truyền thống làng xã sẽ có thể giúp người Việt Nam rất thích hợp trong thời đại sắp tới.
Khi mà thế giới bắt đầu phẳng lại thì nhiều thứ sẽ được san phẳng. Mọi sự việc sẽ thay đổi rất nhiều và nhanh hơn khiến những tổ chức lớn rất khó xoay xở để thích nghi. Lúc đó thì những tổ chức nhỏ sẽ dễ dàng thích nghi và tồn tại hơn. Và có thể đó là một cơ hội lớn cho văn hóa VN phát huy lợi thế một tối đa!
Còn một ý kiến nữa cũng đồng ý với em luôn, đó là "Việt Nam ko phát triển được thành cường quốc nhất đông nam á mới gọi là trái quy luận phát triển" :))
Thanks bạn Ngôn vì đã trả lời vụ import từ Wordpress sang, nhưng tránh Yahoo gặp Blogspot, kết quả vẫn không có gì thay đổi :(
Nhân tiện nhiều chuyện chút, nhận định của N rất lạc quan nhưng mình thì không được như vậy:
1. OK, lợi thế không bàn cãi, nhưng vấn đề là nó cũng làm nảy sinh nhiều rắc rối (VD: tranh chấp biển Đông), rất dễ để VN biến thành con bài cho các cường quốc lợi dụng.
2. Cái này hơi cảm tính. N có số liệu nào chứng minh đầu tư vào VN nhiều hơn, ngoại tệ gửi về nhiều hơn, chất xám VN ở nước ngoài giỏi hơn các nước ĐNA khác không? Đó là chưa kể cái lợi nhuận thực sự có được từ những đầu tư đó là bao nhiêu vì có thể thiệt hại về XH, môi trường, và cả KT về lâu dài lại rất lớn đó.
3. Cái này thấy cũng không ổn. Thực sự là mình thấy tình hình XH, văn hóa, môi trường của VN rất không ổn nếu không muốn nói là ngày càng tồi tệ. VN không những không tránh được mà còn sa lầy hơn nhiều nước ĐNA khác, so với các nước CN thì chẳng dám mơ (cái này mình cũng đã đi nhiều nên dám chắc là vậy). Ý kiến của N là đúng nhưng vấn đề là VN mình đâu có phát triển như vậy, đô thị ngày càng ngột ngạt còn nông thôn thì tiêu điều.
4. Vấn đề chính trị muôn thuở là đáng lo nhất. Mình không phải loại "phản động" đâu nhưng mình thấy việc quản lý đất nước hiện quá kém cỏi, liệu thế hệ sau có thể sửa sai nổi không? Có chắc những người trẻ ngồi vào ghế lãnh đạo là những người thực sự có tài không (dĩ nhiên là họ giỏi hơn các chú bác rồi nhưng vậy cũng chưa đủ), có chắc họ tài năng hơn các lãnh đạo trẻ của các nước ĐNA khác không? Và một vấn đề mình thấy đáng lo nhất là sự ổn định XH hiện nay thực chất chỉ là vẻ bề ngoài, lòng dân thực sự ngày càng đi xuống, có chắc vài chục năm nữa sẽ không có những biến động lớn hay không? Mình không theo phe nào cả, mình chỉ lo về những hậu quả sẽ xảy ra nếu có những thay đổi về thể chế. Nhìn lại lịch sử sẽ thấy người VN không có truyền thống hòa giải dân tộc lắm nên hậu quả của những xung đột là rất lớn (cái này phải học Thailand nhiều lắm)
5. Suy luận theo kiểu những bất cập, kém cỏi hiện nay là động lực để phát triển mạnh hơn để trở thành số một sau này nghe có vẻ không ổn lắm nhỉ? :)
Cuối cùng, thế nào là cường quốc số một ĐNA? Cường quốc theo kiểu lấy thịt đè người như TQ hay cường quốc mà chất lượng cuộc sống của mỗi người dân đều rất cao như HQ, SIngapore? Mình chọn cái sau nhưng nói thật ngay 100 năm nữa cũng chưa được đâu.
Nhiều chuyện tí cho vui. Anyway, mình thích cái nhìn lạc quan của N :)
@Kem: Những ý kiến phản biện rất sắc sảo. Mình xin tiếp tục ...bảo vệ các quan điểm của mình như sau ;)
1. Tất nhiên VN sẽ bị lợi dụng, nhưng vấn đề là phải tỉnh táo để lái hướng đó sao cho có lợi cho mình. Thực sự cho thầy từ lúc mở nước đến nay, bao giờ VN cũng chỉ là một nước nhỏ, chư hầu của TQ (Dù có thời kì độc lập nhưng cũng vẫn cống nạp hàng năm). Do đó nếu nghĩ VN có thể sánh với TQ với Mỹ thì gần như chuyện không tưởng, biết cách cân bằng giữa các thế lực là điều tốt nhất VN có thể làm
2. FDI năm 2008 hơn 60 tỉ USD, giải ngân 12 tỉ USD. Kiều hối 2008 là 8 tỉ USD... Nói chúng so với tình trạng VN hiện tại thì mình nghĩ đó đã là một thành công lớn.
3. VN phát triển nhiều thiệt hại nhưng so với TQ thì còn nhiều điểm mình vẫn còn tốt hơn nhiều. Cụ thể nếu Kem có dịp sang TP Bắc Kinh sẽ thấy ô nhiễm môi trường ở đó trầm trọng hơn VN rất nhiều. Còn như mình nói ở trên, VN cũng bắt đầu có khá nhiều TP xinh xắn, bên cạnh TPHCM hay Hà Nội đã quá ngột ngạt hiện nay
4. Cái đó là do truyền thống văn hóa của người VN rồi. Thực sự mình cũng không có ý kiến, nhưng mình tin tương lai cơ chế sẽ thoáng hơn. Dù là ai lãnh đạo thì mình vẫn lạc quan bởi vẫn còn nhiều người có tâm với đất nước. Để thát khỏi tình trạng ì ạch hiện nay thì mình nghĩ nhất thiết người dân VN cần phải phản biện nhiều hơn nữa. Và đó là điều mà mình thấy nhiều người trẻ VN hiện nay đã bắt đầu quan tâm.
5. Cường quốc theo quan niệm mình là đất nước có tầm ảnh hưởng nhất đến toàn vùng. Xét về khía cạnh này thì rõ ràng VN tiềm năng nhất ĐNA rồi còn gì ^^
Tất nhiên Ngôn cũng công nhận có nhiều cái mình ...hơi lạc quan quá, nhưng mà đôi lúc như vậy sẽ dễ sống hơn và có nhiều động lực hơn trong xã hội này đúng không ;)
Thế bạn quên trong khi VN đang thay đổi thì các nước khác trong khu vực cũng đang thay đổi à, và không có lý do gì họ thay đổi chậm hơn ta (họ: Singapore, Thailand, Malaysia...)
E rằng là điều không tưởng
Loạt bài này tuy đã lâu rồi nhưng phân tích kỹ các kịch bản có thể xảy ra với VN.
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/04/689189/
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/04/689465/
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/04/689752/
Thực ra để có thể làm được điều đó là không khó, cái khó là có dám lựa chọn điều đó hay không.
http://www.diendan.org/viet-nam/lua-chon-thanh-cong/
hi von la nhu the!!
e ko bít minh có bi quan hay không, nhưng chắc anh ít tiếp xúc với nhiều bạn trẻ, hay tới các diễn đàn "nhảm" nên nghe anh có vẻ lạc quan thôi. còn e thì nghĩ thế hệ trẻ càng lúc càng quá quắt, sống ích kỷ, sống ko có mục tiêu rõ ràng. đằng rằng dẫu cũng có nhiều người ham học hỏi, có ước mơ, có hoài bão, sống có trách nhiệm... nhưng họ chiếm bao nhiêu phần trăm chứ?
giới trẻ hiện nay rất hài lòng với bản thân và gia đình (vì lúc trước quá khổ rùi, bi jo đc vậy là mãn nguyện)
với lại đâu phải các bạn trẻ nước khác cứ đứng yên để mình bước tới trước đâu, họ có những cố gắng ,nỗ lực rất nhiều đấy chứ.
nói gì thì cũng cần có nền tảng, anh nghĩ thử xem, người VN chúng ta thành công đc là bao nhiêu ở các đấu trường quốc tế nào., từ thể thao ,thương mại, du lịch, văn hóa, công nghệ... e chỉ biết người VN minh rất thích đi tự hào dùm và tự hào rất có hệ thống. 1 người nào đó nhận giải gì ở quốc tế có thể hàng tá báo đài nhắc đi nhắc lại hàng tháng trời dẫu bít nó chẳng là bao nhiêu so với dân người ta cả.
Anh rất lạc quan, hy vọng những dự đoán của anh sẽ thành hiện thực, chúc anh thành công!
sau 1 năm từ khi viết bài này, xin hỏi bạn có còn giữ vững quan điểm sẽ hùng cứ vùng Asean này của Việt Nam không?
Các nước khác lợi hơn chúng ta là ko bị cấm vận. Riêng cái lệnh cấm của Mỹ đối vs các nước XHCN cugnx đủ làm nó chết rồi.
Cảm nhận đầu tiên khi đọc các bài viết của anh là một tinh thần lạc quan đối với tương lai.
Hy vọng thành công sẽ sớm đến với anh :v
Đăng nhận xét