Hôm qua tình cờ đọc được bài phỏng vấn của TuanVietnam với anh Đặng Lê Nguyên Vũ có tựa đề "Vì sao người Việt chưa dám có tư tưởng đua tranh", tự nhiên tôi cảm thấy có một nét tương đồng với những điều mà tôi suy nghĩ trong thời gian gần đây, rằng không biết đến bao giờ Việt Nam mới có được một thế hệ công nghệ với trình độ cao, tự tin vào khả năng của mình để đưa ngành công nghiệp phần mềm sánh vai với các cường quốc CNTT trong khu vực. Nên tôi cũng làm ...một bài viết "ăn theo" để chia sẻ những suy nghĩ của mình về vấn đề này.
Theo suy nghĩ của tôi, vấn đề "Người Việt chưa dám có tư tưởng đua tranh" xuất phát từ một trong số những điểm sau đây:
1. Tầm nhìn hẹp
Hầu hết người Việt chúng ta từ lúc sinh ra và lớn lên chỉ sống quanh quẩn với gia đình trong phạm vi một thành phố nhỏ hẹp, rồi sau này vào đại học thì tập trung ở các thành phố lớn. Riêng đối với dân CNTT sau khi ra đường suốt ngày làm việc trong phòng kín, rất ít có dịp tiếp xúc với thế giới bên ngoài để mở rộng tầm nhìn và trau dồi những kỹ năng sống cho riêng mình.
Đối với người nước ngoài thì hoàn toàn khác, tôi có mấy người em họ và cháu họ ở bên Mỹ. Ngay từ năm cấp 2, họ đã có dịp tham gia những khóa học thực tế ở các bang khác nhau. Rồi lên cấp 3 và đại học thì họ có thêm các cơ hội đi thực tập ở các nước khác. Nên họ dễ có cái nhìn so sánh giữa các vùng miền, các quốc gia với nhau để hiểu rõ khả năng của mình so với những người xung quanh cũng như vị trí của quốc gia mình so với thế giới. Chính vì vậy mà sau này bước vào công việc, họ rất biết người biết ta và sẵn sàng thích nghi trong những môi trường khác nhau.
Còn người Việt chúng ta đa phần còn nghèo nên chưa có được các cơ hội như vậy, nên khi đối mặt với những chuyện này đều rất lúng túng không biết làm sao, rốt cục mất tự tin và rút lui co cụm lại chỉ chơi ...với những đồng hương của mình ;)
2. Tư tưởng ganh đua cục bộ
Tôi nhớ hồi lúc mình còn là học sinh và sau này có dịp làm thầy dạy ở một số lớp tin học, tôi có cảm nhận hầu hết các bậc phụ huynh đều có mong muốn làm sao để con em mình có được những khả năng ...vượt trội so với các học sinh cùng lớp hay trong cùng một tập thể. Rất ít phụ huynh có được mong muốn làm sao con em mình có thể phát triển một cách toàn diện, có thể sống hòa đồng với mọi người xung quanh, cùng cộng tác cho một mục tiêu lớn nào đó. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khả năng cộng tác giữa những người Việt với nhau hiện nay còn rất hạn chế.
Một ví dụ cho vấn đề này là ở những công ty Việt Nam mà tôi đã từng có dịp tiếp xúc đều có tư tưởng khá cục bộ, hầu hết đều có chung suy nghĩ là mình sẽ tự làm mọi thứ và xem nhẹ việc hợp tác. Dường như mục đích của mỗi công ty hiện tại chỉ mới dừng ở việc làm sao để đưa công ty mình trở thành số một ở Việt Nam, rồi bản thân những người lãnh đạo công ty sẽ trở thành những doanh nhân trẻ thành đạt. Còn vấn đề cùng cộng tác để góp phần đưa Việt Nam từng bước vươn ra bên ngoài vẫn còn là một điều gì đó xa vời và chưa cần thiết.
3. Môi trường giáo dục tạo ra nhiều "ảo tưởng"
Tôi vẫn nhớ hồi học sinh chúng tôi được dạy rằng "Việt Nam là một nước có nhiều rừng vàng biển bạc", "Chỉ cần quyết tâm chúng ta có thể làm được mọi thứ".... và rất nhiều thứ khác. Điều này là không sai nhưng có lẽ nó đã tạo ra rất nhiều ảo tưởng cho các tầng lớp học sinh sinh viên. Để rồi đến lúc ra trường, chỉ cần va vào một vấn đề thật của xã hội thì họ sẽ dễ dàng bị gục ngã và mất tinh thần, dẫn đến suy sụp ý chí vươn lên.
Nhớ lại trước khi ra trường, có nhiều bạn bè xung quanh tôi có những khát vọng rất cao đẹp cho xã hội và mọi người xung quanh. Nhưng rồi vài năm sau nhìn lại, tất cả dường như đã thay đổi rất nhiều, hầu hết đều đã nhận ra được sự "phũ phàng" của cuộc sống và chỉ còn một mong muốn yên phận, rồi làm sao bàn tính để kiếm nhiều tiền cho cuộc sống khá hơn (Có vẻ như tôi cũng dần bị cuốn vào guồng xoáy này ^^)
Do đó tôi nghĩ để có được "những người Việt có tư tưởng đua tranh" trong một xã hội như thế này hoàn toàn không phải là một điều dễ dàng. Có lẽ chỉ có những người với một ý chí sắt đá, dám nghĩ dám làm như anh Vũ mới có thể ủi hết những chướng ngại để luôn vững bước trên con đường ước mơ của mình. Chính những người như vậy sẽ từng bước tạo nên những ảnh hưởng nhất định để xã hội thay đổi ngày một tốt hơn và là một tấm gương cho thế hệ sau có thể tiếp tục tiếp bước. Mong rằng đến một lúc nào đó, Việt Nam sẽ có được một thế hệ "người Việt có tư tưởng đua tranh" thực sự.
Tự nhiên đến đây tôi lại có thêm niềm tin để tiếp tục trên con đường công nghệ chông gai của mình, dù không biết mình sẽ còn phải ..."gặm bánh mì" thêm bao lâu nữa ^_^
Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2009
Vì sao "Người Việt chưa dám có tư tưởng đua tranh" ?
20:27
ngonpham
26 comments
26 nhận xét:
:-) Em cũng nằm trong cái diện thui chột lý tưởng và an phận, tính làm sao cốt kiếm được nhiều tiền như anh đề cập đó. Hix... Thật đáng buồn!
Cố gắng lên Ngôn, cố gắng lên Việt Nam. :D
@Toàn: Hihi, sao bi quan thế em. Kiếm tiền cũng tốt mà, nhưng ráng cố gắng gắn điều đó với việc gì đó đem lại lợi ích cho mọi người thì càng tốt chứ sao ;)
@vietutd: Ừ, thôi anh em mình ráng tự ...động viên nhau cùng cố gắng ;))
Như thường lệ e vẫn thích cách nhìn nhận của a.
Em chỉ có khúc mắc là tại sao phải nhìn ra thế giới bên ngoài trong khi mình hoàn toàn có thể sống trong tập thể "ưa thích" và tự sướng với môi trường đó. Để chờ bài sau ;))
@serivn: Nếu nghĩ như vậy thì lại mâu thuẫn với tiêu đề bài viết rồi e :p.
Bài "Người Việt chưa dám có tư tưởng đua tranh" của anh Vũ hiểu theo nghĩa đua tranh với thế giới, nên bài viết này đi tìm nguyên nhân cho điều đó mà :p
Em chỉ đặt vấn đề ở mức sâu hơn thôi. Anh và anh Vũ có nói người Việt không biết nhìn ra bên ngoài. Ở bài này anh giải thích tại sao nhưng theo em vẫn chưa đủ sâu về mặt tâm lý, để đánh thức tư tưởng đua tranh trong mỗi người. Anh chưa chỉ rõ tại sao, với một người như em chẳng hạn, nên mở rộng tầm nhìn và so sanh với thế giới trong khi cuộc sống "cục bộ" của em có vẻ rất ổn :p
@serivn: Em nói ...cũng đúng ^_^. Anh nghĩ cũng có thể là do mỗi người có một quan điểm sống khác nhau ở mỗi thời điểm. Có thể sau này 5-10 năm nữa, em sẽ nhận ra được một điều gì đó và muốn thay đổi để từng bước thoát khỏi cuộc sống "cục bộ" và vươn ra xa hơn chẳng hạn :p
E vẫn hy vọng được rút ngắn giai đoạn 5-10 năm kể trên nên sẽ tiếp tục đọc blog a Ngôn :d
Tai vi chi o trong chinh dat nuoc cua minh, chua bao gio ra the gioi ben ngoai xem ho song nhu the nao, nen cu nghi cuoc song hien tai la good. Neu di ra ngoai nhieu, thi moi thay dan VietNam chac la dan kho^? nhat. Chua ke viec lo com ao gao tien, cuoc song con bao nhieu thu phai bon chen lo lang nhu sang nay co mua, duong co ngap lut ko? hay cac thu tuc hanh chinh thi cang quen biet nhieu cang tot... Noi chung song o VN kho^?.
Doc blog em lam cho anh co them mot chut kien thuc de quan ly cac du an cua minh tot hon.
Co le phai tra cong "hoc phi" bang cach moi thay Ngon di cafe cuoi tuan, thoi gian em chon ...
@serivn: ;)
@Muntron: Hihi, Muntron mới qua đó một năm mà chắc ăn chơi sướng quá hả, kiểu này chắc hết muốn về VN rồi :p. Còn trẻ như mình thì Mỹ sẽ là thiên đường, còn già rồi thì đôi lúc lại muốn về VN hơn. Nên ráng tiếp tục ở bên đó ăn chơi cho hết đi nhé!
@GiangHoXuQuang: Okie a, rất sẵn sàng. Anh cho em xin số điện thoại, số của em là 0908 842285
Gion hoai, ben nay ho lam viec cung cuc kho lam. Ma khong phai nguoi ta noi di lam o VN la suong nhat sao? Hehe, o day chi xin ban ve mat chat luong cuoc song thoi. Tai vi co ban gi do hoi "Em chỉ có khúc mắc là tại sao phải nhìn ra thế giới bên ngoài trong khi mình hoàn toàn có thể sống trong tập thể "ưa thích" và tự sướng với môi trường đó." nen mao muoi co y kien thoi mu. Tai vi chi nhin ra the gioi ben ngoai moi co cai nhin dung dan duoc, nhu bai viet cua Ngon da noi. Hihi.
Tôi vẫn nhớ hồi học sinh chúng tôi được dạy rằng "Việt Nam là một nước có nhiều rừng vàng biển bạc", "Chỉ cần quyết tâm chúng ta có thể làm được mọi thứ"....
Thuận không bị rơi vào tình trạng này. Cả hồi học sinh lẫn thời sinh viên (ở BK và ở Aptech) đều không đặt mình vào tình trạng ảo tưởng. Có nhiều lúc, Thuận một mình cãi lại với 1 nhóm bạn về vấn đề Việt Nam có nên vào WTO hay không và việc nhà nước có nên mở cửa các nghành viễn thông, ngân hàng... Theo quan điểm của bạn bè hồi đó thì nhà nước không nên mở cửa bởi... tư bản nước ngoài sẽ lợi dụng và vào để cướp nước.
Sau khi ra trường, Thuận từng chứng kiến nhiều người suy sụp tinh thần khi họ va đập vào cuộc sống. Họ trở nên bi quan, bế tắc và quay ngược 180 độ tư tưởng mà họ đã tôn thờ trước đó. Riêng Thuận, nói chung cũng bấp bênh nhiều nhưng vẫn giữ được sự thăng bằng trong cuộc sống.
Ở Việt Nam, Thuận thấy có 2 dòng tư tưởng: quá tự tin hoặc quá tự ti. Thuận phản đối cả hai trường hợp này. Tự ti sẽ cản bước ấn thân, tạo nên đột phá còn tự tin sẽ dẫn đến ảo tưởng, lạc lối.
Giữ thăng bằng, lạc quan và phấn đấu tiếp nhé.
Những vấn đề anh nêu, em nghĩ đó một phần là ảnh hưởng của văn hóa truyền thống.Đó có thể là sự mâu thuẫn giữa ý tưởng muốn trở thành cường quốc và tư tưởng cầu-vừa-đủ-xài và những tư tưởng thiếu tính ganh đua khác.Vả lại trong lịch sử mình bị những cường quốc xâm lược, không có chú trọng phát triển ngoại thương, rồi những giai đoạn bế quan tỏa cảng v.v..
@Muntron: Cảm ơn bạn. Mình đã sống ở nước ngoài 4 năm rồi và mình rất hiểu life standard của chúng ta chênh lệch so với nước ngoài đến thế nào. Nhưng mình đã đặt vấn đề như vậy vì mình muốn nhìn nhận ở một khía cạnh khác hẳn.
Theo như những gì mình thấy, ở nước Anh mà mình đã từng sinh sống, học tập và làm việc chẳng hạn, mặc dù mức sống hiển nhiên là rất cao nhưng họ có rất nhiều vấn đề về XH (http://socialevils.org.uk), và một số trong đó xuất phát từ sự công nghiệp hóa thái quá: kinh tế và mức sống phát triển quá nhanh so với quan hệ xã hội. Thực trạng này có ở rất nhiều nền kinh tế hùng mạnh và một ví dụ khác mà mình đã quan sát tận mắt là Singapore. Mẹ mình từng đến Tokyo cũng xác nhận điều tương tự.
Xã hội học là một vấn đề rất phức tạp, nó giúp duy trì sự cân bằng xã hội và giúp cho các cá thể có cảm giác được kết nối. Một người hoạch định các chính sách thay đổi tư duy, bằng cách hiệu chỉnh nền giáo dục chẳng hạn, cần phải biết những điều này, chứ không đơn giản chỉ là làm thế nào để nước mình giàu hơn.
Cảm ơn anh Ngôn về bài viết. Em đã từng đọc được cái định nghĩa về xã hội "Xã hội là tổng hòa các mối quan hệ", bản chất là ngoài những cái được gọi là bẩm sinh ra, tất cả những gì có được đều do học hỏi, giáo dục mà ra. Nên dù thế nào cũng phải cố gắng thôi anh nhỉ, dĩ nhiên là mọi cái đều tích cực.
@Muntron: Họ khổ mà sao thấy Mun sướng thấy mồ, qua mạng thấy có vẻ ăn chơi phè phỡn suốt ngày :p. À, sắp tới về nhớ mua quà nhé!
@Thuan: Đồng ý hết với các quan điểm của Thuận. Đúng là phải chấp nhận va chạm thì mới ngày một khá hơn được. Thôi a e ta cùng tiếp tục cố gắng ^^
@serivn: Đôi lúc a cũng cảm thấy có suy nghĩ giống như em nói. Thực chất người VN an nhàn, hài lòng về cuộc sống của mình cũng là một điều tốt. Nó giúp người Việt chúng ta có nhiều thời gian tận hưởng cuộc sống hơn, nhiều lúc sang Mỹ mà anh thấy mọi người làm việc như rôbô vậy. Nên mới hiểu những người Việt kiều lớn tuổi đều muốn quay về VN sống thanh thản quãng đời còn lại :)
@Hưng: A cũng thấy như em nói. Tư tưởng của đa số người Việt Nam vẫn thích một cuộc sống an nhàn vừa đủ. Cả bố mẹ, gia đình và người thân a cũng vậy :)
@dichthuatviet: Em nói có vẻ cao siêu quá, a cố gắng lắm mà vẫn chưa hiểu hết ý ^_^
hehe, doc comment hoi du'ng la het hieu moi nguoi dang ban ve cai gi luon. :D. Uhm, hen gap lai Ngon u'. Sap ve rui. :)
đúng là bác dichthuatvien nói cao siêu quá, mình nghĩ mãi cũng ko hiểu ra
Một trong những nguyên nhân đó là tư tưởng "Dàn hàng ngang cùng tiến" của thế hệ đi trước. Giành được độc lập, thế hệ lãnh đạo đã áp đặt tư tưởng đó lên toàn dân, toàn quân. Chúng ta bị loại bỏ những suy nghĩ khác biệt, trái chiều, không được phép xuất hiện những cá nhân kiệt xuất, những suy nghĩ mới. Điều đó ăn dần vào tính cách, tư tưởng làm cả một thế hệ kém đi tính sáng tạo, đua tranh, tầm nhìn vô hình bị bó hẹp lại.
em lại thấy các anh thích đỗ thừa cho xã hội và hoàn cảnh thì được... thiết nghĩ, thời đại VN bi jo là cơ hội tốt cho những ai có khát khao chinh phục đỉnh cao chứ, đây còn gọi là thời cơ chính mùi rồi đó, em con nhớ câu nói của 1 người làm chính trị ở nước Nga khoảng 10 năm về trước, " nước Nga như còn tàu đang chìm dần, những ai có năng lực đều tím cách thoát khỏi nó"...thế đó, những nguời tài giỏi đều muốn tháo chạy sang MY, Anh,Pháp... rồi ai ở lại nào, Putin, TỔNG THỐNG PUTIN, với lòng yêu nước mãnh liệt, tài giỏi...ông đã làm gì nào? đưa nước Nga trở lại giấc mơ cường quốc, đưa nước Nga trở thành 1 đối thủ xứng tầm với MỸ, TQ...
em nghĩ chỉ qua niềm tin, tư tưởng của các anh các chị chưa đủ mạnh thôi, quan điểm sống chưa rạch ròi,rõ ràng . thế đó, em chân thành nghĩ rằng thay vì chúng ta ngồi đây than vãn, than trời trách đất vậy thì hãy cùng nhau làm cái gì đó có ích cho đất nước VN này. chỉ có chúng ta mới làm đc thôi, thế mới làm gương cho thế hệ con cháu chúng ta, để biết VN sẽ đi đến đâu chứ.
em cũng rất thích đi du lịch bụi nhưng chỉ qua dc mấy tỉnh thôi, theo em nước ta còn nghèo, nghèo ơi là nghèo luôn chứ, đi qua mấy tỉnh miền trung em thấy ít có sự khác biệt từ tỉnh này sang tỉnh nọ, giống nhau "những ngôi nhà đơn sơ , mộc mạc". VN minh ko có nhiều những công trình cổ,ko có công trình đáng khâm phục. e nghĩ rằng tương lai, ngành du lịch nước ta có hướng du lịch sinh thái và nghĩ mát.
còn về nét riêng văn hóa thì hiện nay chưa triễn khai đc gì, làm theo hình thức, ko lột tả dc nét đẹp tinh túy bên trong, càng lúc càng thấy chán
ví dụ: nữ sinh VN hiện giờ nhiều trường cho dẹp áo dài đi rùi, mặc váy cho giống Korea; đã nói đến đi du lịch là phải có ngao du + ẩm thực đúng ko nì, thế "thưc" của mình có chi, "phở" chắc, còn gì nữa ko, hết.
nước ta có khá nhiều vườn quốc gia, thiên nhiên khá đẹp nhưng nói đi nói lại chỉ có mấy nơi đáng đến, nhiều chỗ có tìêm năng nhưng ko dc bit đến (như quê em chẳng hạn..hí hí)
em nghĩ các anh làm web về du lịch thì nên đi khai phá những chỗ lạ (khác những tên tuổi mà báo chí hay nhăc tới). với lại cũng cung cấp thông tin đáng quý cho nguoi Việt. anh có thể hỏi là bằng cách nào ư ? ví dụ: tổ chức 1 chương trình hay hợp tác với show "sinh ra từ làng" trên VTV6 đó.khi đó sẽ có 1 lực lượng tình nguyện viên như em, đem quê mình ra "nổ" (nhưng đúng là sự thật- quê em đẹp)
SINH RA TỪ LÀNG sẵn sàng hợp tác với các bạn để làm được 1 cái gì đó.
Liên hệ BTV Quốc Lê hoangquocle@gmail.com
BTV Hương Giang gianglevtv@gmail.com
hoặc chuyenlang_v6@yahoo.com
Hi, I agree with you about first opinion and third opinion. My failure situation is example for that opinion. I haven't found a job for a long time after graduating. Because I can not be adaptive to the requirements of work in the company. I forgot what i will need to do after graduating and which company and which field of IT I want to work for? I wish I could ask myself those question early when I were at university.
I think more and more Viet Nam young people have solidarity spirit in working and learning. A few of people have still thought of surviving without cooperating. Though lots of failed interviews, I met many nice interviewers who are willing to share. It makes me believe in teamwork spirit. I don't agree with you about second opinion.
ok "tư tưởng cục bộ"! Cái này em gọi mãi ko thành tên :)) thanks anh Ngôn!
theo em thấy việc khuyến khích cho một "tư tưởng toàn bộ" ở mình còn quá ít, để thỉnh thoảng nó được nhóm lên ở một số người rồi vụt tắt luôn vì ko đử "nhiệt"!
Đăng nhận xét