Thứ Ba, 5 tháng 1, 2010

Vì sao Cloud Computing, Smartphone và Social Media sẽ là xu thế của tương lai?


Có một số bạn hỏi tôi tại sao nhiều bài viết của tôi gần đây đều xoay quanh các chủ đề như Cloud Computing, Smartphone và các mạng Social. Thực sự có thể nói đây là những xu hướng chính của thế giới công nghệ trong thời gian sắp tới, tuy nhiên những thuật ngữ này vẫn còn tương đối xa lạ với những người ngoài ngành. Vậy liệu các công nghệ này có thực sự triển vọng như mọi người đồn thổi và tương lai chúng sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta ra sao? Đó là vấn đề mà tôi hi vọng có thể làm rõ phần nào qua bài viết này.

Cloud Computing

Với xu hướng đường truyền Internet ngày càng trở nên nhanh và rẻ, việc tập trung dữ liệu và công việc xử lý về một trung tâm sẽ đem lại nhiều lợi ích như: dễ quản lý, giảm chi phí, tăng cường khả năng khai thác dữ liệu... Chính các yếu tố này đã mở đường cho Cloud Computing phát triển. Ở một góc độ nào đó, Cloud Computing không phải là một khái niệm mới bởi rất nhiều công việc từ trước đến nay đang làm cũng có thể xem làm Cloud Computing. Tuy nhiên âu đó cũng là một cách để chúng ta nhìn lại cũng như tạo cơ hội cho các công ty ...quảng cáo bán hàng :)

Smartphone

Với sự xuất hiện của Cloud Computing thì toàn bộ dữ liệu và quá trình xử lý đã được thực hiện tại các trung tâm dữ liệu (data center). Do đó để kết nối với các trung tâm này, người dùng chỉ cần một thiết bị đầu cuối gọn nhẹ với khả năng xử lý trung bình. Cùng với việc tính di động của các thiết bị ngày càng trở nên phổ biến đã mở đường cho các smartphone phát triển mạnh mẽ.

Trước đây sân chơi này hầu như chỉ là sự độc diễn của Windows Mobile và Nokia. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, Apple và Android đã đem lại một luồng gió mới phá tan các rào cản và chứng minh cho người dùng thấy được một triển vọng rằng, đã đến thời con người từng bước di chuyển từ PC xuống smartphone, như những gì họ đã làm trước đây khi từ các máy mainframe xuống PC.

Social Media

Và khi dữ liệu đã tập trung về một chỗ thì sẽ nảy sinh nhu cầu chia sẻ. Ví dụ bạn tạo ra một tài liệu và lưu trữ trực tuyến thì hẳn nhiên đến lúc nào đó bạn sẽ có nhu cầu chia sẻ với bạn bè hay người thân. Tương tự cho các dữ liệu khác như hình ảnh, phim, video... Chính điều này đã lại ...khai sinh thêm thuật ngữ Social Media. Hiểu một cách đơn giản, Social Media là các phương tiện truyền thông trực tuyến có sự tham gia của nhiều người, cụ thể là các website 2.0 hiện nay như: mạng xã hội, Wiki, Flickr, Youtube...

Xu hướng Việt Nam năm 2010

Với nhiều lời đồn thổi trên báo chí trong thời gian qua, thì có thể thấy năm 2010 đang được xem là một năm bùng nổ của các xu hướng này. Gần đây ở Việt Nam đi đâu tôi cũng được nghe bàn về các vấn đề này. Tuy nhiên có vẻ mọi thứ vẫn còn đang trong giai đoạn chuẩn bị và nghe ngóng tình hình, tôi nghĩ có thể là do một số lý do

- Hầu hết các đối thủ đều không muốn là người đi trước, tốt nhất là đi chậm hơn cho chắc ăn xem những người đi tiên phong có triển vọng không cái đã. Đây là tâm lý dễ hiểu khi Việt Nam đã trải qua cuộc bùng nổ dot-com năm 2006. Cũng như Android, lúc mới ra thì chả thấy ai mặn mà ngoài HTC, nhưng tới thời điểm hiện tại số công ty nhảy vào có thể thấy là hàng tá.

- Một vấn đề quan trọng khác nằm ở nguồn nhân lực có khả năng làm trong lĩnh vực này. Tìm những người am hiểu để bàn luận về các vấn đề này không khó nhưng tìm được những người có khả năng hiện thực tốt cũng giống như mò kim đáy biển. Đây cũng là thực trang chung của CNTT Việt Nam hiện nay mà tôi cũng chưa thấy chính phủ hay tổ chức nào có phương án giải quyết hiệu quả.

Tuy nhiên dù sao với triển vọng tương lai tươi sáng của các công nghệ nêu trên thì đứng dưới góc độ một lập trình viên thì tôi nghĩ cứ tìm cho mình một chỗ để ...nhảy vào cái đã. Với xu hướng không sớm hay muộn các công nghệ này sẽ bùng nổ thì thể nào tôi cũng sẽ có được một vị trí tươi sáng trong tương lai. Tới đây tự nhiên tôi nảy sinh ý nghĩ phải chăng đã đến thời của các lập trình viên Việt Nam rồi nhỉ ^_^

4 nhận xét:

Pig nói...

ohh, e lại cứ nghĩ, sau cuộc bùng nổ chấm cơm .com năm 06, các nhà mạng chen nhau đi đầu chiếm chỗ í chứ, sao họ lại ko muốn tiên phong nhỉ

NGTHFONG - 阮・青・風 nói...

Smart-phone đúng là xu hướng đang phát triển rất mạnh.
Còn về Cloud-computing, mình nghĩ chỉ còn là xu hướng sẽ phát triển nhưng trong 3-5 năm nữa mới thịnh hành được. Cơ cấu liên kết dịch vụ còn mới mẻ nên còn khá rời rạc. :)

LU nói...

trước khi nhận project sửa chữa system storage Lu đã từng sửa smart phone ( Palm treo). Nhưng Lu chỉ take care phần hardware thôi, bộ phận software có nhóm khác chịu trách nhiệm. Lu thấy tính năng của nó hay lắm. Sau này công ti có nhận sửa chữa laptop cho bộ quốc phòng Mỹ thì Lu thấy nó thuộc hàng khủng Ngôn ơi. Trị giá của 1 cái laptop nhỏ như gang bàn tay, nhưng có đầy đủ tính năng bác học, xử lý tin tức từ hệ thống antena lấy từ vệ tinh, nói chung là ko phải project của Lu nên Lu chưa đào sâu được nhiều về nó. Chỉ biết giá thành tính ra là từ 8,000 đến 10,000 dollars cho một cái laptop quân sự chỉ bé bằng gang bàn tay.

ngonpham nói...

@LU: Thanks Lu đã chia sẻ. Hic, đúng là hàng quân sự bao giờ cũng toàn thuộc loại hàng khủng. Mà ngẫm lại đúng là công nghệ đa phần đều có gốc từ quân sự nhỉ. PC và Internet cũng xuất phát từ đó :)

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Hot! Delicious Digg Favorites More