Sau bài viết "Lối thoát nào cho lập trình viên Việt Nam?", có nhiều bạn nghĩ tôi nói quá bởi làm gì có lập trình viên nào ở Việt Nam được trả tới 1500, thậm chí 2000$. Thực ra điều này là có, nhưng không phải phổ biến. Tuy nhiên gần đây khi cuộc đua CNTT bắt đầu nóng trở lại, và khi Việt Nam từng bước có nhiều code guru hơn, thì tôi nghĩ mức lương này hoàn toàn có thể trở nên phổ biến trong tương lai.
Có nhiều lý do để khiến điều này trở thành hiện thực. Trong hai thập niên qua, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của CNTT và đa phần mọi người đều nghĩ CNTT đã bước qua giai đoạn đỉnh cao của nó. Tuy nhiên một số người trong ngành như chúng tôi chỉ nghĩ đây là thời điểm bắt đầu, thập niên sắp tới chúng ta sẽ còn thấy CNTT còn làm được nhiều việc hơn nữa và len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Tất nhiên nước Mỹ sẽ vẫn là nơi xuất phát của những người làm CNTT tốt nhất. Mặc dù vậy, số lượng này sẽ vẫn không đủ và các công ty vẫn sẽ phải tiếp tục săn thêm các chuyên gia từ các nước khác. Do đó, nếu thực sự ở VN có những chuyên gia ngang ngửa bên Mỹ thì việc trả một mức lương bằng 1/3 so với bên US hay cao hơn sẽ hoàn toàn là điều có thể chấp nhận đối với các công ty. Và trong thời gian sắp tới, có thể ngay trong năm sau, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc chiến khốc liệt về nhân sự trong lĩnh vực này tại Việt Nam.
Mặc dù các công ty sẵn sàng trả lương cao cho những người có kinh nghiệm, nhưng có một điều tôi nhận thấy là hầu hết các công ty đều không thích việc training cho những SV mới tốt nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi các công ty không muốn mất thời gian và chi phí cho quá trình này, họ trông đợi những người tham gia có thể làm và đem lại hiệu quả ngay. Và có lẽ điều này đã tạo ra một khoảng cách rất lớn trong việc cung cầu nguồn nhân lực CNTT hiện nay. Những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT sẽ luôn thiếu, trong khi một số lượng SV CNTT mới tốt nghiệp từ các trường ít có tên tuổi lại loay hoay tìm đầu ra bởi nhiều CNTT không thích nhận những người mới chưa có kinh nghiệm như vậy.
Và đây có lẽ sẽ là một trong những bài toán khó các công ty CNTT nói riêng, và CNTT Việt Nam nói chung sẽ phải đối mặt trong thời gian sắp tới ;)
Có nhiều lý do để khiến điều này trở thành hiện thực. Trong hai thập niên qua, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của CNTT và đa phần mọi người đều nghĩ CNTT đã bước qua giai đoạn đỉnh cao của nó. Tuy nhiên một số người trong ngành như chúng tôi chỉ nghĩ đây là thời điểm bắt đầu, thập niên sắp tới chúng ta sẽ còn thấy CNTT còn làm được nhiều việc hơn nữa và len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Tất nhiên nước Mỹ sẽ vẫn là nơi xuất phát của những người làm CNTT tốt nhất. Mặc dù vậy, số lượng này sẽ vẫn không đủ và các công ty vẫn sẽ phải tiếp tục săn thêm các chuyên gia từ các nước khác. Do đó, nếu thực sự ở VN có những chuyên gia ngang ngửa bên Mỹ thì việc trả một mức lương bằng 1/3 so với bên US hay cao hơn sẽ hoàn toàn là điều có thể chấp nhận đối với các công ty. Và trong thời gian sắp tới, có thể ngay trong năm sau, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc chiến khốc liệt về nhân sự trong lĩnh vực này tại Việt Nam.
Mặc dù các công ty sẵn sàng trả lương cao cho những người có kinh nghiệm, nhưng có một điều tôi nhận thấy là hầu hết các công ty đều không thích việc training cho những SV mới tốt nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi các công ty không muốn mất thời gian và chi phí cho quá trình này, họ trông đợi những người tham gia có thể làm và đem lại hiệu quả ngay. Và có lẽ điều này đã tạo ra một khoảng cách rất lớn trong việc cung cầu nguồn nhân lực CNTT hiện nay. Những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT sẽ luôn thiếu, trong khi một số lượng SV CNTT mới tốt nghiệp từ các trường ít có tên tuổi lại loay hoay tìm đầu ra bởi nhiều CNTT không thích nhận những người mới chưa có kinh nghiệm như vậy.
Và đây có lẽ sẽ là một trong những bài toán khó các công ty CNTT nói riêng, và CNTT Việt Nam nói chung sẽ phải đối mặt trong thời gian sắp tới ;)
9 nhận xét:
Hy vọng năm tới thị trường CNTT sẽ sôi động hơn. Năm nay èo uột quá, nhất là đầu năm.
Em cũng là 1 SV, và công nhận phải nói bản chất chung của dân IT là cắm đầu code tối ngày trong khi kinh nghiệm làm việc thì Zero, và tư tưởng ra trường sẽ được đào tạo lại. Thực sự là cũng rất ngán
hự, các cty thường ít training cho sv thật, nhiều khi bọn e học xong ko hiểu áp dụng nó làm gì. mà bk bọn e ra trường thất ng đầy a ạ =((
Một chú đồng nghiệp trong công ti có con gái đại diện cho một hảng software của Mỹ về mở chi nhánh tại Sài Gòng. Cô con gái đã thuê nhân viên bên VN và khen nức nở rằng dân viết coding bên nhà rất khá. Mức lương trả từ 1500 cho đến 2000 dollars là ko cao cho chủ hảng Mỹ nếu phải thuê nhân viên bên nhà. Vì bên đây con nhỏ bạn của Lu, là dân software ra trường mới 3 năm thôi, làm cho 1 hảng chuyên về graphic card đã có mức lương trên 70,000 dollars 1 năm, chưa kể stock option của công ti cho. So sánh tiền lương 1 tháng 2000 dollars cho một programer bên VN với giá gần 5000 dollars cho một nhân viên bên Mỹ thì chủ hảng còn lời chán. Nói chung làm việc cho Mỹ nếu mình có thực lực thì ko nên khiêm nhường vấn đề đòi hỏi trả công cho xứng đáng. Họ cần nhân viên giỏi được việc, có trách nhiệm với công việc của mình thì họ ko tiếc gì tiền lương đâu.
@Thuận: Cũng mong thế ;)
@Haha: Code cũng tốt chứ em, các công ty CNTT thích những người code giỏi lắm đó :D
@Pika: Hix, BK thuộc hàng top sao mà thất nghiệp được hả e ^_^
@LU: Đồng ý với những điểm LU nói, đúng là tiền lương là một vấn đề khá nhạy cảm, nhưng một khi mình đã chứng tỏ được năng lực và có trách nhiệm với công việc thì chủ công ty sẽ không hề tiếc chi trả một mức lương xứng đáng.
Vậy phải chi có công ty nào chuyên training cho SV mới tốt nghiệp anh nhỉ :D
@Hưng: Cái này thì a không nắm rõ lắm. Thông thường các công ty lớn đều có chương trình training cho nhân viên ;)
Tôi theo dõi blog của Ngôn được gần 1 năm. Hôm nay tôi xin chia xẻ chút cảm nghĩ của mình về vần đề nhân lực CNTT VN.
Trong gần 30 năm làm việc trong nghành IT(tại EU và USA) tôi nhận thấy chuyện kiếm được việc làm đầu tiên của một sinh viên mới ra trường luôn là điều khó khăn kể cả ở EU và USA. Bộ phận IT của các công ty đều luôn rất bận rộn, việc làm thì nhiều nhưng nhân sự thì ít. Khi có được ngân sách để mướn thêm người, họ thường không có sự lựa chọn nào khác hơn là mướn người đã có nhiều kinh nghiệm để có thể làm việc được ngay, chia sẻ bớt gắng nặng công việc của họ. Họ thực sự không có thì giờ dành để huấn luyện cho các SV mới ra trường với núi công việc mà họ phải làm. Đây là một cái vòng lẩn quẩn. Người cần mướn nhân sự thì không tìm ra người có kinh nghiệm, người mới ra trường thì không kiếm được việc làm vì không có kinh nghiệm. Đôi khi chúng tôi còn gặp sự không đồng tình của cấp trên khi muốn mướn những SV mới ra trường để huấn luyện họ để thay thế thệ chúng tôi. Lập luận của các sếp lớn ở đây(EU & USA) là họ trả lương chúng tôi cao để làm công việc chuyên môn của chúng tôi chứ không phải để chúng tôi đi huấn luyện SV mới ra trường. Chính vì những lý do trên, khi cần nhân lực để làm project, các công ty bên này thường dùng dịch vụ gia công phần mềm tại các nước như Ấn Độ, TQ, VN, Đông Âu etc..
Để giải quyết vấn đề việc làm cho SV mới ra trường cũng như xây dựng đội ngũ nhân sự CNTT có nhiều kinh nghiệm và trình độ cao, tôi thấy chính phủ VN cần có những chính sách mạnh mẽ hơn hiện nay để khuyến khích các công ty phần mềm trong nước gia tăng đội ngũ nhân sự hay các công ty phần mềm nước ngoài mở Research & Development center tại VN. Ngoài việc giảm thuế như hiện nay, chính phủ VN có thể hỗ trợ các công ty này bằng một chính sách tương tự như chính phủ Israel(Do Thái), cứ mỗi SV mới ra trường công ty mướn vào thì chính phủ sẽ trả cho doanh nghiệp 100% hay 50% lương của người này trong vòng 1 hay 2 năm (chính phủ Israel trả 100% lương cho SV mới ra trường trong vòng 5 năm để khuyến khích các công ty phần mềm nước ngoài mở R&D Center tại nước họ và tạo công việc làm cho SV của họ).
Đây là một chính sách táo bạo và tốn kém lúc ban đầu, nhưng sẽ giúp VN kéo các công ty công nghệ phần mềm hàng đầu thế giới hay các start-up tại các nước EU & USA mở R&D center tại VN. Đây cũng là bước đầu đễ VN có thể giữ chân các tài năng CNTT trong nước (Ngôn là một ví dụ điển hình) và mang các chuyên gia phần mềm VN ở nước ngoài về sinh sống và làm việc tại VN.
@Huynh: Cám ơn những chia sẻ rất thực tế của anh Huỳnh. Hóa ra là các nước USA và EU cũng đang phải đương đầu với bài toán tương tự như ở Việt Nam hiện tại. Nhờ chi phí rẻ hơn nên các nước này có thể tìm chuyên gia ở các nước khác, còn ở VN mà không có chuyên gia cho dự án cụ thể thì chắc đành phải ngậm ngùi nhìn hợp đồng trôi qua các nước khác.
Về giải pháp chính phủ trả lương cho sinh viên mới ra trường anh Huỳnh đưa ra khá hay, nhưng em nghĩ với tình hình ở Việt Nam ngân sách còn nghèo như hiện tại thì có lẽ sẽ chưa hiện thực được ngay. Đây quả thực là một vấn đề khó giải quyết, bản thân em cũng tìm hiểu thử mà thực sự chưa có hướng giải quyết tốt cho bài toàn này. Có lẽ hiện tại vẫn phải trông chờ vào các công ty gia công lớn, có ngân sách dư dả dành thời gian training cho những người mới ra trường :)
Đăng nhận xét