Thế giới công nghệ trong hai ngày vừa qua tràn ngập các bài viết về sự kiện Google Trung Quốc đã gỡ bỏ bộ lọc tìm kiếm các từ khóa nhạy cảm, bất chấp việc có thể bị đóng cửa công ty tại thị trường đông dân số một thế giới này. Đây có thể được xem là một thách thức đối với chính phủ Trung Quốc và kết quả có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của các công ty dot-com nước ngoài tại thị trường này.
Hầu hết các báo và blogger công nghệ đều nhận định đây là một bước đi đầy rủi ro và sai lầm của gã khổng lồ tìm kiếm, nhưng một số người ngoài giới lại xem đây là một hành động đáng hoan nghênh với mục đích gây áp lực nhằm giảm bớt sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc đối với thế giới online. Vậy thực hư và kết quả câu chuyện sẽ diễn ra theo chiều hướng nào? Và liệu sự kiện này sẽ có những tác độc nào đến thị trường Việt Nam? Đó là vấn đề tôi muốn tìm hiểu thông qua bài viết này.
1. Đứng từ góc độ Google
- Nếu Google thành công, tức chính phủ Trung Quốc nhượng bộ: Điều này sẽ tạo ra một lợi thế rất lớn cho Google cũng như toàn bộ các công ty dot-com nước ngoài tại Trung Quốc. Google sẽ có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ tại thị trường nội địa như Baidu và hoàn toàn có khả năng vượt qua công ty này để trở thành công cụ tìm kiếm số một Trung Quốc, so với tình trạng hiện tại Google vẫn còn đứng sau Baidu một khoảng cách khá xa
- Nếu Google thất bại và phải đóng cửa: Điều này dường như họ sẽ đánh mất thị trường Internet số một thế giới. Tuy nhiên thực ra Google vẫn có thể tập trung cho những bản tiếng Hoa trên Google.com và thu tiền từ đó, một cách hoàn toàn với việc họ không cần setup công ty ở Việt Nam nhưng vẫn thu tiền đều đều. Ngoài ra, Google cũng sẽ có thể quay lại giương cao ngọn cờ chính nghĩa, sử dụng những nguyên tắc chung của họ trên toàn thế giới, chứ không phải phá bỏ những quy tắc tại một thị trường riêng như Trung Quốc trong vòng bốn năm qua.
2. Đứng từ góc độ chính phủ Trung Quốc
- Nếu chính phủ mạnh tay, buộc Google phải đóng cửa: Điều này sẽ gây ra một tác động rất xấu cho toàn bộ nền kinh tế online Trung Quốc. Google dù sao cũng là một đại gia trong lĩnh vực và việc họ rút lui sẽ làm cho giới công nghệ trên toàn thế giới thấy rằng chính phủ Trung Quốc là một thế lực gì đó xấu xa và độc quyền. Điều này cũng sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều lĩnh vực liên quan khiến các nhà đầu tư có thể đổ xô sang các khu vực khác, nơi họ có được môi trường thông thoáng hơn.
- Nếu chính phủ nhượng bộ Google: Điều này sẽ thực sự là một cơn ác mộng bởi những nội dung phản động sẽ lan tràn khắp trên Google, cũng như tạo một tiền đề xấu cho các công ty dot-com nước ngoài khác tiếp tục đứng lên sau này.
3. Đứng từ góc độ Việt Nam
- Nếu Google thành công: Điều này sẽ tạo ra những tác động rất tích cực. Nền kinh tế online Trung Quốc sẽ thông thoáng và các đại gia như Google sẽ có đủ khoảng không vẫy vùng. Việc này sẽ từng bước mở đường cho các công ty chư hầu của họ tiến vào thị trường Internet lớn nhất thế giới, trong đó rất có thể sẽ có những công ty Việt Nam tương lai. Ngoài ra việc chính phủ Trung Quốc nhượng bộ cũng sẽ khiến chính phủ Việt Nam ...chột dạ ;)), không dám mạnh tay "kiểm soát" thế giới online như hiện nay, bởi hầu hết các chính sách Việt Nam đang áp dụng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ Trung Quốc.
- Nếu Google thất bại và phải đóng cửa: Google sẽ phải xây dựng những bàn đạp vững chắc ở các thị trường khác trong khu vực. Có thể thấy gần như Đông Nam Á sẽ là một trong những lựa chọn tối ưu, bởi vừa nằm gần Trung Quốc, thị trường lại còn tương đối sơ khai, cũng như họ đã gần như đạt được vị trí số một ở tất cả các quốc gia trong vùng. Nếu điều này xảy ra thì Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn nhờ vị trí, thị trường đông dân và nguồn nhân lực trong lĩnh vực khá dồi dào.
Như vậy thì dù kết quả của cuộc chiến thế nào thì cũng sẽ có tác động tích cực đến thị trường online Việt Nam. Tuy nhiên, tôi nghĩ khả năng lớn sẽ là một sự thỏa hiệp giữa chính phủ Trung Quốc và Google về vấn đề này với một lợi thế tương đối nhỉnh hơn cho Google. Và chúng ta hãy cùng chờ xem những động tĩnh chính thức từ phía chính phủ Trung Quốc trong những ngày sắp tới :)
10 nhận xét:
google vẫn đang đi những nước cờ mạo hiểm nhưng đầy tính tóan và có tầm nhìn rất xa của họ. Họ cũng đang tuân thủ theo đúng những gì họ đang mún hướng tới như ở bài này http://googleblog.blogspot.com/2009/12/meaning-of-open.html
bài phân tích của a hay quá, theo e hiểu, TQ cũng dựng lên hàng rào thương mại cản trở các cty dot com của nước ngoài vì sợ họ chiếm mất thị trường nội :-? còn VN thì sao, chúng ta chặn FB xong, liệu các nhà mạng khác còn có hứng thú
Đúng như Ngôn nói, cơ hội cho anh em Việt Nam. Từ sự làm ăn không lành mạnh của TQ, một số chuyên gia đang nhận định Việt Nam có nhiều cơ hội tiềm năng nếu như sử dụng tốt thời cơ. Ví dụ về những mảng gia công phần mềm. Phần mềm nào cho TQ gia công là coi như mất luôn bản quyền. Cho nên, các công ty nước ngoài đang bắt đầu "e ngại" văn hóa làm ăn của người TQ, các công ty TQ, Chính Phủ TQ. Nếu như Việt Nam biết nắm bắt cơ hội thì sẽ có cơ hội tốt.
Cám ơn bài phân tích của Ngôn
Thêm một số thông tin bổ sung,
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2010/01/100114_chinese_surprise_google_pullout.shtml
Một ngồn khác Theo Reuters
Con đường chông gai của Google vào Trung Quốc
ICTnews - Google đã tuyên bố họ có thể rút khỏi Trung Quốc và dưới đây là mốc thời gian về chặng đường thâm nhập thị trường Trung Quốc của Google.
2000 - Google phát triển giao diện tiếng Trung cho website Google.com
2002 - Google.com tạm thời người dùng Trung Quốc không dùng được – bị cho là có sự cản trở của đối thủ cạnh tranh bản địa
7/2005 – Google thuê cựu giám đốc Microsoft Lee Kai Fu làm phụ trách Google Trung Quốc. Microsoft kiện Google về động thái này, tuyên bố ông Lee sẽ tiết lộ thông tin quan trọng cho Google. Hai đối thủ này đã đạt được thỏa thuận về vấn đề ông Lee hồi tháng 12/2005
1/2006 - Google tung ra phiên bản Google.cn, công cụ tìm kiếm của Google dành cho thị trường Trung Quốc có kiểm duyệt các kết quả tìm kiếm theo các quy định của Trung Quốc. Google nói họ chấp nhận điều này để “đóng góp có ý nghĩa và tích cực” vào sự phát triển ở Trung Quốc
8/2008 - Google cung cấp dịch vụ tải nhạc miễn phí cho người dùng ở Trung Quốc để tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn với đối thủ Trung Quốc Baidu
3/2009 – Trung Quốc chặn truy cập website chia sẻ video của Google là YouTube
6/2009 – Một quan chức Trung Quốc cáo buộc Google phát tán nội dung khiêu dâm trên Internet. Những bình luận này đến một ngày sau khi người dùng ở Trung Quốc không thể truy cập được Google.com, Gmail và các dịch vụ trực tuyến khác của Google
9/2009 – Ông Lee từ chức ở Google China để mở công ty riêng. Google bổ nhiệm giám đốc bán hàng John Liu thay thế ông Lee
10/2009 – Một nhóm các tác giả Trung Quốc đã cáo buộc Google vi phạm bản quyền vì đã quét sách của họ đưa lên thư viện sách số mà không xin phép
1/2010 – Google tuyên bố họ không còn muốn kiểm duyệt kết quả tìm kiếm ở Trung Quốc và có thể rút khỏi thị trường này
Hà Lan - Theo Reuters
Còn mặt hại thì anh Ngôn chưa phân tích. Em xin lấy bài của anh Kền trên DDTH để đưa ra thêm một cách nhìn về ảnh hưởng tới thị trường Việt Nam:
Vì bài dài và Blogger không cho paster nên em gởi link:
http://www.ddth.com/showpost.php?p=1976625&postcount=47
Anh Ngôn Phạm bình luận em nghĩ không nên xen vào chuyện chính trị, tại vì nếu nói sợ các nội dung phản động ? thì đầy rẫy, tại sao các nước chủ nghĩa tư bản tự do không có phản động trên internet mà các nước cộng sản tuy ngăn cấm nhưng lại có. Nếu Google từ bỏ TQ, rất nhiều nàh dân chủ ủng hộ.
3 phần đầu bạn nhận xét khá đúng, phần thứ 4, Việt Nam với vai trò "ngư ông đắc lợi" thì mình nghĩ hơi khó. Thứ nhất là rào cản ngôn ngữ không giúp ta dễ gì thâm nhập thị trường TQ. Các thị trường lân cận nơi có tiếng Anh + nguồn nhân lực của họ trội hơn ta cũng chẳng dễ cho ta xâm nhập.
@vodkhang: Đúng, Google đã chuyển sang sự dụng nguồn mở, các chuẩn mở cũng như tiêu chí mở để làm lợi thế cho bản thân ;)
@Pika Rock: Chặn FB nhưng mọi người vẫn tìm cách vượt rào, thực ra a nghĩ nếu VN có một mạng xã hội đủ tốt thì mọi người sẽ xài thôi. Chúng ta hãy thử đợi xem sắp tới chiều hướng sẽ diễn ra như thế nào ;)
@Mr. Nguyen: Đúng thế, thời cơ VN đã tới. Anh em mình hãy cùng chuẩn bị ^_^
@Sang: OK, thanks e. Link rất hay ;)
@TuanAnh: Ủa, anh có bàn chuyện chính trị à? Khúc nào vậy, a đâu có thấy. Ý em nói "nội dung phản động" :p
@pricecorner: Hihi, dù sao vẫn cứ tự tin là hay hơn chứ, mình sẽ lạc quan hơn. Dù sao hãy nghĩ về tương lai, thực tế thì điều đó đúng đang là một rào cản lớn ;)
Sao chẳng ai nhìn về vấn đền "Tự do & Nhân quyền"? Tao ko theo dõi báo VN nói về vấn đề này nhưng theo báo chí bên này thì nguồn gốc của mọi vấn đề là ở điểm này mà!?? Ngôn, mày có gặp bài viết nào hay hay trên báo Việt đề cập tới chuyện này thì gửi tao nhe ;-)
@Pham Hoang Lan:
Em cũng đồng ý với quan điểm tự do là nguồn gốc của mọi vấn đề. Nhân Quyền chứa tự do trong đó. Tự do trong suy nghĩ trong sáng tạo, ko có gò bó hoặc giới hạn thì mới có những đột phá lớn.
@a Ngôn: Sao em ko nhận được cái notification nào khi có ng` khác reply trong blog của a nhỉ?
Ngay từ đầu đã thấy Google cần TQ hơn TQ muốn Google. Google mà rút thì thiếu gì đại gia ăn mừng (xem phản ứng của MS và Yahoo). Thế nên việc Google thỏa hiệp với TQ là điều dễ hiểu. Phép vua thua lệ làng mà. Ngoài ra, theo báo cáo của Mỹ, TQ có khoảng 50k hacker làm việc cho chính phủ. Lực lượng của TQ có thể tấn công bất cứ cty hay quốc gia nào. Mình nghĩ động thái của Google chỉ là để tôi yên, tôi sẽ theo luật TQ.
Đăng nhận xét