
Cách đây vào khoảng 2 năm, cũng vào khoảng đầu khai giảng, tôi nhớ có một số sinh viên năm dưới đến tìm gặp tôi hỏi về một số kinh nghiệm làm sao để có thể học tốt trong lĩnh vực CNTT đầy mới mẻ và thách thức. Sau khi đã thỏa mãn những điều cần biết, nhiều người trong họ đã rất quyết tâm: Em sẽ cố gắng hết sức để đến khi bằng tuổi anh sẽ còn vượt xa những gì anh đạt được ngày hôm nay nữa
. Thực lòng lúc đó tôi cảm thấy một điều gì đó rất vui. Nếu Việt Nam có được một thế hệ trẻ đầy hoài bão như vậy thì còn gì phải lo lắng về tương lai của đất nước
Tuy nhiên vừa rồi gặp lại một số trong đó, đã có một cái gì đó hoàn toàn khác. Tất cả đều tỏ ra mệt mỏi pha lẫn một chút gì đó chán chường về ngành mà mình đang theo đuổi
. Họ nói với tôi: "Em không ngờ chương trình học ở trường nặng quá, khiến em không còn thời gian làm được điều gì nữa". Tôi chỉ hỏi họ lại "Nhưng sao anh thấy em vẫn còn thời gian cho games, lướt web, forum, tham gia hoạt động phong trào...". Họ im lặng . Có lẽ trước đây khi chọn trường, họ chưa hiểu ra rằng, CNTT không phải là một ngành thời thượng như họ nghĩ mà chỉ có những người có niềm đam mê đích thực cũng một khả năng học tập đi lên không ngừng mới có thể gắn bó lâu dài
Nhìn lại chồng hồ sơ bài thi vào công ty mà thấy đau lòng. Cao tới ba, bốn tấc mà chỉ mới tuyển được cỡ chục người
. Nhìn vào cách làm bài thật sự tôi không nghĩ rằng những sinh viên đó đã từng học và tốt nghiệp về ngành CNTT. Đến một đoạn chương trình đơn giản cũng không thể viết được. Nhiều lúc tôi tự hỏi liệu những gì chúng ta tự hào người Việt Nam cần cù siêng năng chịu khó học hỏi đã còn đúng với thời điểm hiện tại
Tìm kiếm thêm trên mạng, một năm Việt Nam có khoảng 4000 người tốt nghiệp ngành CNTT, chỉ bằng cỡ ...1% của Ấn Độ
. Trong số đó, có lẽ chỉ có 1/3 là có thể làm việc và chắc chỉ 5% là có khả năng cạnh tranh trong môi trường toàn cầu. Đến lúc này, có lẽ ý tưởng xây dựng những công ty tầm cỡ ngang ngửa Ấn Độ, Trung Quốc của Việt Nam đã nên được gói lại và cất vào tủ chờ thêm khoàng vài thập kỉ hoặc cả thế kỉ nữa
Có thể đó là một cú sốc với những người học về CNTT và có một khát vọng như tôi. Nhưng thà chấp nhận sự thật để đi lên còn hơn là cứ mãi ảo tưởng với những lời khen động viên do chính chúng ta tạo nên
. Và tôi tự hỏi liệu còn một cách nào khác? Có lẽ chỉ còn một giải pháp duy nhất, phải tạo được một nhóm những con người nằm trong số 5% còn lại ở trên, kết hợp thêm sức mạnh của marketing và tài chính, sự ưu tiên của chính phủ cũng như tài trợ của một số tổ chức quốc tế để từng bước xây dựng một công ty với những sản phẩm nhỏ vươn ra thị trường toàn cầu
. Giá trị công ty vào khoảng một vài trăm triệu USD ít ra cũng là khả thi đối với VN trong vòng 10 năm nữa
Thôi bức xúc và nổ như vậy có lẽ đã là đủ rồi
. Mục tiêu cụ thể tiếp theo sẽ là Marketing và Tài chính!
PS: Sau một vài chi tiết hơi tiêu cực trong bài viết "Khát vọng và Nỗ lực", mình đã nhận được một số ý kiến ...phản đối khá thú vị
, hóa ra vẫn còn nhiều con người tâm huyết với nền CNTT của đất nước. Qua đó cũng đã giúp mình có được một cái nhìn toàn diện hơn, mình sẽ tổng kết các ý kiến lại thành một bài viết hoàn chỉnh trong các entry kế 