Thứ Năm, 21 tháng 6, 2007

Cảm nhận về báo chí Việt Nam



Hôm nay vô blog thấy mọi người ầm ĩ ngày 21-6 mới sực nhớ hôm nay là ngày báo chí Việt Nam. Thế thì ta cũng làm một cái entry nào đó liên quan đến sự kiện này chứ nhỉ

Có lẽ Ngôn cũng là một trong những người may mắn vì có dịp tiếp xúc với khá nhiều phóng viên từ năm ba đến giờ. Hồi đó nhớ lại lần đầu mình cần báo chí lăng xê cho sản phẩm của mình để người dùng biết tới, tiếc là nhờ hoài mà chẳng thấy ai đoái hoài . Rồi sau này khi đã có một thành tích thì có những chuyện không muốn cũng bị lôi ra để viết. Tuy nhiên nhờ đó mà mình đã ít nhiều biết được tình trạng báo chí Việt Nam hiện nay. Do đó hôm nay thử tổng kết lại xem nào

Mặt tích cực

- Chống tham nhũng: Phải nói cái này Ngôn thấy cực kì hay, Việt Nam là một trong những nước mà nạn tham nhũng kinh khủng nhất thế giới. Nó giống như một đồ thì chằng chịt vậy và không ai trong đó có thể giải quyết cả . Thật may là vẫn còn có báo chí với những con người tâm huyết đã từng bước dũng cảm đấu tranh với mục tiêu làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Thật đáng trân trọng!

- Liên kết cộng đồng: Thêm một ưu điểm rất lớn nữa là báo chí Việt Nam có khả năng đoàn kết cộng đồng rất cao, từ quyên góp ủng hộ lũ lụt cho đến khơi dậy những niềm tin hoài bão của thế hệ trẻ trước vận mệnh của đất nước. Những chương trình như Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi... thực sự rất tuyệt vời

Mặt tiêu cực

- Nổ: Quá sức tưởng tượng. Lúc khen thì tâng bốc người ta lên mây. Còn khi ghét rồi thì dùng những từ ngữ kinh sợ chà đạp người ta đến tận cùng . Phạm Văn Quyến là một ví dụ điển hình.

- Xạo: Cái này thì mình quá rõ. Nhiều lúc tự nhiên thấy mình được lên báo, mà chẳng hề có tiếp xúc phóng viên nào. Haha, chiêu này của báo chí Việt Nam thật lợi hại, tự biên tự diễn luôn . Mà vậy còn đỡ, có báo còn copy, xào nấu mấy bài từ blog của mình rồi đăng lại mà không thèm hỏi 1 tiếng. Cảm giác bị xúc phạm quá cỡ vì lại có những con người kiếm tiền bằng cách dựa vào công sức của người khác . Thế mà họ không thấy tự xấu hổ nhỉ?

- Xào bài: Cái này thì mọi người chắc cũng đã biết nhiều. Hầu hết phóng viên của chúng ta đa số đa số là dân báo chí gốc, nên mấy lĩnh vực mới như CNTT, sinh học... đều mờ mờ ảo ảo . Viết thì sợ mọi người biết mình dở. Thế thì thôi xào nấu lại bài người khác là cách hay nhất, dịch mấy bài nước ngoài cũng được. Tuy nhiên do kiến thức đã thiếu nên dưới con mắt người chuyên ngành mấy bài đó thật tức cười và nhiều cái toàn là tin vịt khiến mấy người beginner lạc vào mê cung. Còn dân chuyên ngành thì càng ngày càng mất niềm tin vào báo chí

Tóm lại

Báo chí Việt Nam có những điểm tốt và nhiều điểm còn chưa tốt. Không thể đòi hỏi thêm vì trình độ Việt Nam hiện nay mới chỉ mới ở tầm của một đất nước đang phát triển . Nhân ngày báo chí Việt Nam, mong rằng các phóng viên của chúng ta sẽ có những bước đột phá mãnh liệt trong việc tiếp cận với tri thức mới và xông pha quyết liệt hơn nữa, để đẩy nhanh trình độ chung của người dân cũng như góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam trong một tương lai không xa


Còn riêng về bản thân Ngôn thì vẫn sẽ tiếp tục quan hệ tốt với báo chí , nhưng phải cẩn thận hơn theo kinh nghiệm của mấy anh phóng viên tâm huyết "Chơi với báo chí cũng như em đang cưỡi trên lưng cọp vậy". Nhưng chỉ cần lúc nào cũng sống trong sạch hiền lành như bây giờ thì hi vọng cũng sẽ không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra

16 nhận xét:

Kat nói...

anh Ngôn ơi, sau này Kat cũng sẽ làm nhà báo, hoặc 1 ngành nào đấy liên wan đến báo chí. anh Ngôn ko lo fải "cưỡi trên lưng cọp" đâu. hehehe.. :D:D
anh Ngôn mùa hè vui vẻ! :x

PT nói...

trong friend list cua N hinh nhu co nhieu nha bao lam ma. Ma^y anh/chi bao chi oi, vo^ cho ngondn 1 trâ.n di nao :p

zim nói...

chỉ chơi với mấy người xấu hay đồng bóng mới như cưỡi trên lưng cọp chứ!

Ngôn Action++ nói...

@Kat: Thiệt hả? Vậy chúc em sau này sẽ trở thành một nhà báo tốt ^_^
@PLMD: Híhí, vậy anh em CNTT mình phải chuyển qua làm nhà báo mới được. Chứ để mấy anh phóng viên như vậy viết bài coi chừng loạn hết :D
@beta: T nói cũng đúng đó :))
@Nguyễn Lê Hà: ??? Who are you
@PT: Haha, blog tui mang tính trung lập, sự thật 100% theo quan điểm riêng, ai không thích thì cũng đành chịu chứ sao :)
@zim: Chị zim nói đúng đó!

Phantom (Phân Tôm) nói...

Hờ hờ,kể ra chơi với báo chí cũng có nhiều cái lợi quá đi chứ,quan hệ tốt thì được khen nhiều,không có cảm tình thì bị dập cho tơi tả,phải ko nhể?

chimtrum nói...

Nói đúng lắm, nhớ hồi trước có bài viết về web 2.0 gọi AJAX là một ngôn ngữ lập trình mới.

PLMĐ nói...

Đ đang là ẩn danh cho tờ báo ở HN về...Viễn Thông và CNTT. Anh Phóng viên mảng này đúng là Vịt. Nhiều khi nói PPC cũng kô biết nó là gì. Và còn rất nhiều thứ giống như nhà quê lên tp vậy.

beta nói...

N noi dung day.

Cô bé đi giày đỏ nói...

Oài, đọc bài anh thấy cũng khá giống với một vài trường hợp em biết. Blog đang là nơi mà nhiều báo khám phá. Lần trước em có xin phép anh lấy 1 số thông tin về Du lịch lên báo Vietnamnet nhưng anh chưa đồng ý nên em lại ko dám đưa. Vậy giờ em muốn hỏi anh là liệu em có thể biên tập lại những bài này không? Bao giờ có sự trả lời thì em mới dùng, đảm bảo uy tín cho báo Việt. Có gì anh nhắn qua Blog em nhé. Thân mến! Phóng viên nhỏ.

Huynh Thuan nói...

ê mày nói ra lộ hết bí mật rồi mày :D

PLMĐ nói...

Hôm qua ngày nhà báo nên báo chí nhậu quá dữ

[deleted] nói...

Clap clap clap :)

Keen Universe nói...

Em moi doc bai noi ve cong viec cua cac tiem bao o Nhat. The moi biet de cho ra doi mot to bao da kho, ma tham chi ca viec van chuyen va phan phat cho khach hang cung khong don gian. Ke ra thi bao chi o minh cung dang tren da phat trien rat manh me, da dang phong phu tat nhien nhuoc diem la ko tranh khoi. Chuc moi quan he cua anh va bao chi ngay cang tot...

Ngôn Action++ nói...

@Phantom: Haha, có thể nói 10 ăn 1 thua, nhưng mà nếu thua thì sạt nghiệp luôn đó :))
@chimtrum: Hix, vậy còn đỡ đó, chứ nó lầm sang tên một ...món ăn nữa thì khổ :D
@PLMĐ: Hehe, mấy nhà báo thì nhậu nhẹt khỏi phải nói rồi :D

PHAN VĂN TÚ nói...

Những điều Ngôn nói là hiện tượng. Hiện tượng đó là hệ quả tất yếu của một nền báo chí “tuyên truyền”, nền báo chí “minh họa”. Chúng ta hay gọi mập mờ là cơ chế (trong đó có cơ chế tổ chức, bổ nhiệm, tuyển dụng, đào tạo). Dù không ai công nhận, nhưng ở Việt Nam đã thực sự xuất hiện một thị trường truyền thông. Truyền thông đại chúng (trong đó có báo in, báo nói, báo hình) đã trở thành ngành dịch vụ. Cơ quan báo chí nào tiệm cận (chữ này là anh dùng với cái nghĩa nôm na nhé) đi vào quỹ đạo của thị trường truyền thông mới thực sự tránh những sai sót tệ hại mà em nói đó.
Anh có phát biểu chính thức với anh chị em báo chí Đồng Nai rằng: Công chúng truyền thông quyết định sản phẩm truyền thông. Hãy ra bất cứ một quán cà phê nào ở Biên Hòa buổi sáng, bạn cũng có thể thấy nhu cầu đọc báo của dân Đồng Nai nhưng trong số báo họ mua, có ai mua tờ báo Nhân dân, báo Đồng Nai?. Bill Gates nói: Ngày nay, “information at your finger tips”. Công chúng ngày nay có quyền chọn lựa. Nhưng vì tất cả các cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay là cơ quan của tổ chức chính trị và của chính phủ, được bao cấp, nên việc họ cho người xem/nghe/đọc cái gì là quyền của họ, trong đó có quyền “nổ”, “xạo”, “xào”. (em có thể đọc thêm ý này của anh trong entry “Viết cho ai?”). Không có khách hàng họ vẫn tồn tại. Tỉnh thành, ban ngành nào cũng có cơ quan báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình và báo online – một phiên bản số của báo giấy)
Hạn chế của nền báo chí VN mà em nói chỉ là phần nổi, rất nhỏ. Là người "trong cuộc", anh muốn chia sẻ thêm: hạn chế của báo chí VN nằm ở mối quan hệ của nó với quá trình dân chủ hóa, với vai trò cầu nối giữa chính quyền với nhân dân, với vai trò làm diễn đàn cho nhân dân và các chức năng thông tin, giáo dục, giải trí ngày càng phong phú...
Tuy vậy, giới báo chí đã và vẫn luôn tự điều chỉnh mình. Ít nhất bằng lương tâm chức nghiệp.

Do Anh Tuan nói...

Nhan xet rat tinh te day anh ngon a! Em dong y hoan toan voi cac y cua anh!

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Hot! Delicious Digg Favorites More