Thứ Năm, 13 tháng 8, 2009

Sự khác biệt giữa dân công nghệ và kinh doanh


Có cơ hội chơi với nhiều người trong cả hai giới công nghệ và kinh doanh, trao đổi về các dự án ý tưởng, tôi nhận thấy có một sự
khác biệt rõ nét trong suy nghĩ của những con người thuộc hai thế giới này.

Đối với dân kinh doanh, trước một công nghệ mới, họ thường suy nghĩ chỉ cần tìm hiểu sơ qua về công nghệ này để xem có thể ứng dụng tạo thành những ý tưởng thế nào kinh doanh được là ok. Điều này nghe có vẻ rất hợp lý nhưng tôi có cảm giác một điều gì đó không ổn. Có lẽ điều này chỉ đúng cho những công nghệ đơn giản, còn với những công nghệ phức tạp thì tôi nghĩ phải thực sự là người trong cuộc mới có thể hiểu sâu mọi khía cạnh của vấn đề. Ngoài ra thêm một điều nữa là dân kinh doanh cũng hay có suy nghĩ ý tưởng kinh doanh là cái quan trọng, còn công nghệ chỉ là yếu tố phụ, cứ thuê mấy người coder trung bình là dư sức làm rồi ;)). Điều này dễ dẫn tới những ứng dụng cũng có một kiến trúc ...trung bình, không vững chắc và dễ vỡ. Tôi đã chứng kiến một số công ty thất bại với cách suy nghĩ như vậy.

Còn đối với dân công nghệ, trước một công nghệ mới, họ thường tìm hiểu về những yếu tố mới do công nghệ này đem lại so với công nghệ cũ. Rồi họ suy nghĩ với yếu tố mới này thì liệu mình có thể tạo nên được những ứng dụng với những tính năng ưu việt thế nào so với những cái hiện có. Và thế là họ sẵn sàng bắt tay vào làm mà ít để ý tới việc đầu ra của sản phẩm có bán được hay không. Đa phần những giải pháp này mang tính chờ thời là chủ yếu và thành công đến được với sản phẩm có lẽ
cũng phần nhiều nhờ yếu tố may mắn.

Từ hai hướng suy nghĩ khác nhau ở trên, tôi nhận thấy để có được những dự án công nghệ với khả năng thành công cao nhất, thì rất cần những người có khả năng kết hợp được những điểm mạnh của hai hướng này. Đó là những con người với một tầm nhìn về kinh doanh sâu sắc đồng thời am hiểu về công nghệ để có thể vẽ ra được một kiến trúc ứng dụng vững chắc cho cấp dưới triển khai.

Xét về tình hình thực tế hiện nay thì đa phần những người đáp ứng được tiêu chí trên đều xuất phát từ dân công nghệ với một sự nhạy bén trong kinh doanh. Họ từng bước xây dựng sản phẩm cốt lõi, tổ chức bộ máy nhân sự và thống lĩnh thị trường ở lĩnh vực thế mạnh của mình. Còn dân kinh doanh nếu đi theo cách tự làm như này sẽ gặp khá nhiều khó khăn bởi họ không đủ mức độ am hiểu như những người công nghệ, rốt cục những người kinh doanh làm công nghệ thành công đa phần đều xuất phát từ những sản phẩm phân phối lại của nước ngoài.

Từ đây tôi nhận ra một bài học, với những team start-up ban đầu rất cần hiểu rõ những thế mạnh của mình để có thể tận dụng tốt nhất những ưu điểm trước các đối thủ. Một team công nghệ không thể lấy yếu tố kinh doanh làm lợi thế và ngược lại một team về kinh doanh không thể quá chủ quan về mặt công nghệ. Tất nhiên cả hai đều phải nỗ lực để có thể kết hợp hài hòa
cả hai yếu tố này. Đến một lúc nào đó vượt qua được một ngưỡng thành công nhất định thì sự khác biệt này không còn quan trọng nữa bởi họ đã có đủ sức và thế để tìm những đối tác bổ sung cho mình :)

12 nhận xét:

Lê Thanh Sang nói...

Em không đồng ý lắm với ý kiến của anh là người xuất phát là người am hiểu về công nghệ và có sự nhạy bén trong kinh doanh. Chắc là anh lấy điển hình là những người đã nổi tiếng như Bill hay là Steven Jobs.

Đối với tình hình ở nước mình thì những thành công mà em gặp lại là những người xuất phát điểm là dân kinh doanh và họ nhạy bén và có đam mê với công nghệ nên đánh giá và nhìn nhận vấn đề đúng hơn. Giám đốc giỏi thì phải là một người kinh doanh giỏi và am hiểu về công nghệ chứ còn một người giỏi về công nghệ và am hiểu về kinh doanh thì em thấy chưa phù hợp lắm ở mình và khả năng thành công thấp hơn so với người kia.

Tất nhiên là những ai có cả 2 yếu tố trên thì đều là những người tuyệt vời rồi ;).

ngonpham nói...

@Sang: Có vẻ em chưa đọc kỹ bài anh viết. Anh nói những người kinh doanh ở VN thành công đa phần là ở việc phân phối và triển khai các giải pháp của nước ngoài. Còn những công ty với sản phẩm chủ lực tự làm đa phần đều xuất phát từ dân công nghệ. Không biết những công ty em gặp là những ai, có thể chia sẻ cho anh biết không :D

Ted nói...

H thấy "dân" công nghệ thích leader của mình là người rành công nghệ hơn. Nên "dân" kinh doanh làm chủ muốn vận hành tốt thì phải có 2-line management.

ngonpham nói...

@Hiệp: Ngôn cũng thấy ở VN mọi người có vẻ có tâm lý chung như vậy. Đúng là làm quản lý mà không rành công nghệ đôi lúc cũng gặp một số khó khăn :)

Nặc danh nói...

Bài viết hay. Theo em:

Vốn dĩ dân KD không giỏi tạo ra giá trị mà chỉ giỏi phân phối giá trị. Dân kỹ thuật thì ngược lại, biết tạo ra giá trị nhưng không biết cái gì thực sự có giá trị và không biết cách phân phối ngay cả khi đã tạo ra nó.

Đây là điểm khác biệt quan trọng, không đơn giản chỉ là về tầm nhìn mà là một lĩnh vực chuyên môn sâu rộng.

Như vậy mở rộng tầm nhìn là cần thiết nhưng chưa đủ. Cần đánh giá cả KD và công nghệ như hai chuyên môn khó cần phải tích luỹ.

ngonpham nói...

@serivn: Đồng ý với em. Anh thấy hai ngành này có khá nhiều khác biệt, tuy nhiên cuối cùng cũng phải kết hợp mới có thể làm được nhiều thứ khác.

Đôi lúc ngồi nghĩ một anh kỹ thuật + một anh kinh doanh có thể kết hợp để làm mà không cần một người giỏi cả hai. Về lý thuyết có vẻ khá okie nhưng thực tế sẽ nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn do hai người đều không hiểu nhiệm vụ của đối tác, nên rốt cục có lẽ mỗi người cần phấn đầu để mạnh về một lĩnh vực, còn lĩnh vực kia cũng ít nhất phải biết tương đối, để làm hoặc ít nhất cũng để hiểu những người cùng cộng tác ;)

Unknown nói...

Ngôn àh, theo mình ở Việt Nam thì một dự án dễ thành công hơn nếu có đủ 4 thành phần sau:
+ Nhà công nghệ
+ Nhà đầu tư
+ Nhà bảo trợ, sale, marketing, xúc tác, lobby...
+ Người làm trực tiếp

Nặc danh nói...

Chào Trungvlkt và Ngôn:
Mình cũng là dân công nghệ nhưng đam mê kinh doanh, trong thời gian 2 năm trở lại đây mình đã chuyển hoàn toàn sang kinh doanh mà không còn chuyên sâu về công nghệ. Theo mình nghĩ cả 2 yếu tố Công nghệ và Kinh doanh phải luôn song hành và bổ trợ cho nhau, trong đó công nghệ đóng vai trò nòng cốt của sự bền vững sản phẩm nhưng người mang lại giá trị cho khách hàng cũng như cho doanh nghiệp không ai khác là người kinh doanh.
Những vấn đề Trungnlkt nêu ra là những điều cốt lõi của một dự án đầu tư hay một kế hoạch kinh doanh.
Nếu bạn là người kinh doanh có ý tưởng để mang lại giá trị cho doanh nghiệp cũng như cho khách hàng bạn cần phải có một người kỹ thuật giỏi, vì trong thời buổi công nghệ phát triển, với khả năng tư duy của VN thì chưa có điều gì công nghệ không làm được.
Còn bạn là một người có cả 2 yếu tố đó, sẽ rất khó cho việc thực hiện. Bởi lẽ người kinh doanh luôn mong muốn một giá trị cao hơn rất nhiều so với thực tế kỹ thuật mà người đó có thể, nhưng đổi lại một người kỹ thuật giỏi luôn mong muốn được làm việc với những idea mới, sáng tạo mới, càng thách thức kỹ thuật càng hăng say.
Vì vậy theo mình, kinh doanh và công nghệ không nhất thiết phải 2 trong 1.

Nice day.
Masuto

ngonpham nói...

@trungvlkt: Cái này thì nhất trí rồi ;))

@conght: Hihi, đúng là đôi lúc biết cả hai thứ cũng khó xử thật. Con người công nghệ thì thích theo đuổi những thách thức trong lĩnh vực mình, còn người kinh doanh lại muốn có được giá trị đôi lúc vượt quá khả năng của công nghệ. Hic, thôi thì đành phải cố gắng dung hòa thôi :)

Nặc danh nói...

Cả KD và KT chúng ta cần phải nhìn nhận rằng: chúng ta cần tạo ra sản phẩm khi trị trường hiện tại (tương lai...) đang cần, biết đưa được sản phẩm tới người tiêu dùng hay thị trường cần sản phẩm đó thông qua những kênh quảng bá và phân phối sản phẩm! Chứ chúng ta không nên tranh luận ai hơn ai...Một sản phẩm mà không được trị trường chấp nhận thì có những lý giải như sau:1-Sản phẩm đó thị trường không cần. 2- Giá thành cao. 3- Chất lượng sản phẩm không tốt. 4- Làm kinh doanh tồi...Chỉ cần các bạn có niềm đam mê và tâm huyết với con đường mình chọn đó là đã đáng quý rồi!

Ly Nguyen nói...

Theo em nghĩ thì dân kinh doanh nên tìm người công nghệ cực kì xuất sắc, như vậy mới có thể áp dụng các ý tưởng kinh doanh để tạo ra những sản phẩm với chất lượng tốt nhất. Chất lượng là yếu tố quan trọng để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.

auto deals nói...

dung la neu ma quan ly ko ranh ky thuat thi day la 1 kho khan lon de co the lam viec dc , o vn da so la nhu vay, chan , minh di lam cung gap canh nhu the, lam luc nan

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Hot! Delicious Digg Favorites More