Thứ Năm, 25 tháng 2, 2010

Games Online và những hệ lụy xã hội


Tôi là một người có cái nhìn không mấy thiện cảm với những trò chơi online ở Việt Nam, mặc dù tôi là một người cũng rất thích games ;). Có lẽ trong những năm qua khi du lịch vòng quanh Việt Nam, tôi mới có dịp chứng kiến sự tàn phá khốc liệt của online games đến giới trẻ Việt Nam như thế nào. Và tôi tin nếu tiếp tục với tình trạng hiện tại thì chỉ trong 10 năm nữa, sẽ có một bộ phận không nhỏ giới trẻ Việt trưởng thành không có kỹ năng nghề nghiệp ổn định, ăn chơi nhậu nhẹ và tất yếu sẽ dẫn tới một loạt các bất ổn xã hội như trộm cắp, giết người...  Nên sẵn tiện báo Vietnamnet có các bài viết về vấn đề này, tôi cũng muốn ăn theo để bày tỏ "bức xúc" của mình ;))

- Về mặt tiêu cực của online games đã có nhiều người đề cập nên có lẽ tôi không cần nói nhiều. Sẽ có một số người tranh luận rằng online games chỉ đơn thuần là hình thức giải trí, tốt hay xấu là do ...games thủ. Tuy nhiên trong trường hợp ở Việt Nam thì có lẽ lời giải thích này mang tính chất hơi ngụy biện. Chúng ta đều biết đối tượng chính của online games hiện nay là giới trẻ, đặc biệt tầng lớp học sinh. Và ở độ tuổi này tôi nghĩ hầu hết đều không có nhận thức về những tốt xấu của games online. Cộng với việc các bậc phụ huynh đều tương đối bận rộn trong công việc làm ăn thì gần như sẽ không có ai quản lý và định hướng để các em phát triển theo hướng có lợi cho bản thân mình như ở các nước phát triển khác.

- Tuổi trẻ cũng là tuổi có nhiều suy nghĩ thiếu chín chắn, bồng bột nhất. Cộng với tác động của một số games online bạo lực có thể dẫn tới những hệ quá khôn lường cực kỳ nguy hiểm như giết người. Điều này gần như thật khó tin ở một đất nước như Việt Nam. Và khi những người trẻ đã dám hành động như vậy, thử hỏi trong tương lai sẽ còn dẫn đến những hệ lụy còn kinh khủng hơn thế nào nữa.

- Ở một góc nhìn khác, trong khi nhiều công ty gia công đang cố gắng làm việc để kiếm từng đồng ngoại tệ và góp phần vào sự phát triển của nền CNTT Việt Nam thì lại có những công ty dễ dàng kiếm được những khoản lợi nhuận kếch xù và góp phần vào việc hủy hoại một bộ phận thế hệ trẻ. Điều này hẳn ít nhiều khiến những người làm CNTT bức xúc (vd như ...tôi chẳng hạn :">), thấy chán nản rồi từng bước bỏ nghề hoặc chuyển sang các nước khác nơi mà môi trường tốt hơn.

Do đó, bản thân tôi nghĩ hơn ai hết, chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng can thiệp để giải quyết vấn đề này, trước khi tình trạng ngày càng trở nên tồi tệ . Tất nhiên là không bằng những biện pháp tiêu cực như đóng cửa các games online, như vậy hẳn sẽ ảnh hưởng tới những games thù lành mạnh. Các biện pháp có thể là:

- Cấm triệt để những games có hình thức bạo lực, chém giết... Khuyến khích các games giáo dục, kích thích sự sáng tạo và truyền thống văn hóa Việt Nam.

- Hạn chế thời gian chơi games mỗi ngày, chắc khoảng 2 tiếng là đủ.

Và tôi nghĩ nếu làm tốt, Việt Nam hoàn toàn có thể hình thành nên một công nghiệp games lành mạnh với những games tương tác hiệu quả mang tính định hướng cao. Và đây cũng sẽ là một công cụ tốt hỗ trợ vào việc cải cách giáo dục Việt Nam hiện nay :)

12 nhận xét:

ntd nói...

Theo tôi còn một nguyên nhân không nhỏ nữa là cơ sở vật chất cho trẻ em có các hoạt động khác như thể thao, văn nghệ,... còn quá ít. Vì thế khi có thời gian rỗi, các em dễ bị lôi cuốn vào chơi game. Mà khi đã chơi rồi, dễ dẫn đến ham mê.

Nặc danh nói...

Cái nguyên nhân thứ 3 : "- Ở một góc nhìn khác, trong khi nhiều công ty gia công đang cố gắng làm việc để kiếm từng đồng ngoại tệ và góp ... ", em cảm giác không đúng lắm, hơi cảm tính 1 chút. Có vẻ như a đề cập đến những ng` "ăn xổi ở thì" hơn là thật sự làm IT

"- Cấm triệt để những games có hình thức bạo lực, chém giết... Khuyến khích các games giáo dục, kích thích sự sáng tạo và truyền thống văn hóa Việt Nam." Cái này thì em hơi phản đối với anh rồi, nếu em đủ 18t thì tại sao lại không dc chơi bắn súng, đánh nhau mang cảm giác mạnh?

Hơn nữa , với sự phát triển HTML5, native code hiện nay, khoảng 2-5 năm nữa, liệu có cấm dc người ta lên web không? Giống như cấm bán film sex thì lên web và diễn đàn, điều này gần như là vô nghĩa.

Bản thân em thì em thấy bây giờ khoảng 13, 14t mà bắt chơi game tương tác giáo dục thì chắc là vô vọng. Em thì đã chơi game thì fải cảm giác mạnh, giao diên đẹp hứng thú chứ chơi game giáo dục tương tác thà đi đọc sách IT còn thú vị hơn:D

Pig nói...

e lại nghĩ hạn chế ở đây là do nhận thức của các bé xì tin cộng thêm giáo dục chưa đến nới đến chốn của nhà trường với gia đình gây ra, chứ bên các nước khác, game là 1 ngành công nghiệp

Phạm Hoài An nói...

Chặn game thì chắc là không thể, vì chính phủ VN chỉ thích chặn facebook mà thôi.
Kêu gọi các nhà sản xuất giới hạn thời gian chơi game (ví dụ quá 12 giờ đêm thì tự động disconnect) lại càng không thể. Vì lòng tham vô đáy của họ, họ sẽ chẳng bao giờ đếm xỉa. Họ sẽ chỉ hiểu ra khi chính con cháu của họ 1 ngày nào đó dí dao vào họ và gọi họ là mob

ngonpham nói...

@ntd: Nói như vậy mình thấy cũng không đúng lắm. Ngày xưa thế hệ 7x, 8x cũng có điều kiện vui chơi giải trí nhiều đâu mà vẫn có những hình thức vui chơi lành mạnh vậy ;)

@vodkhang: Thì phải ráng hạn chế tối đa chứ e ;). VD như thuốc lá, mũ bảo hiểm... từng bước cũng hạn chế được đó thôi.

@Pika Rock: Anh cũng đồng ý với em. Hiện tại mình chưa làm được tốt việc giáo dục thì cũng nên hạn chế games online, như mỗi ngày chơi vài giờ thôi :)

@Hoài An: Đồng ý, đúng là kêu gọi các cung cấp dịch vụ thì rất khó, nên trừ khi chính phủ can thiệp thì may ra :)

ntd nói...

@PHN: Ngày xưa điều kiện kinh tế khác hẳn bây giờ, mua một cái PC cũng không phải dễ. Thực ra đây chỉ là cái nhìn chủ quan khi so sánh với bên này của tôi qua những lần về VN vì tôi thuộc thế hệ 6x và hiện vẫn làm việc ở nước ngoài (programmer :-D) .
Tôi không đồng ý việc cấm đoán vì đó là quyền tự do của mỗi người. Nó khác thuốc lá vì khói thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người khkác. Mà cái cần là phải giáo dục, mà trước tiên phải cho các ông bố bà mẹ thấy tác hại của games online.

Nặc danh nói...

Em nghĩ phần nhiều là do giáo dục chưa tốt! ^^!

Trung - Odin nói...

Việt Nam mình còn thiếu 1 game online vừa mang tính giáo dục vừa lôi cuốn người chơi vào việc tự hoàn thiện bẩn thân mình ngoài đời thật.

LongNX nói...

"@ntd: Nói như vậy mình thấy cũng không đúng lắm. Ngày xưa thế hệ 7x, 8x cũng có điều kiện vui chơi giải trí nhiều đâu mà vẫn có những hình thức vui chơi lành mạnh vậy ;)"
Nhưng lúc đó thì không có Games Online đâu anh à!

nguyenthephuc nói...

@PuBéo:
+ Chính phủ đã can thiệp, nhưng tác dụng biện pháp can thiệp gần như không. Kiểu như: quy định thời gian mở cửa/đóng cửa ở các hàng Net; Thời gian chơi game,...
+ Cấm hẳn các game mang tính bạo lực. :D, Không có cấm nào có thể thành "cẩm hẳn" được.

Thợ cạo nói...

Thế hệ những năm 60 - 70 thế kỷ trước. Chúng tôi tự tạo và chơi hàng trăm trò chơi dân dã và thời đại (lúc ấy). Lên rừng, xuống sông, ra biển, cái gì cũng thật 100%. Nhìn lại bây giờ thấy thương cho lớp trẻ (môi trường không thể khác): Sân chơi nghèo nàn, đơn điệu và vô bổ!

Cân Đường Hộp Sữa nói...

Mình không thích cách nhìn vấn đề theo chiều hướng này, vấn đề không nằm ở "nền giáo dục" chứ không nằm ở game bạo lực.

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Hot! Delicious Digg Favorites More