Thứ Tư, 24 tháng 3, 2010

Đi tìm những siêu lập trình viên Việt Nam


Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong vài năm qua, nhưng có vẻ tôi là người không có duyên trong việc kinh doanh tiền bạc. Trong lúc một số bạn bè xung quanh phất lên nhanh chóng, thì tôi vẫn cứ ...đều đều :(. Trái lại các kỹ năng về giao tiếp cộng đồng của tôi lại phát triển khá đều đặn. Bên cạnh công việc của một kỹ sư phần mềm, tôi đã có cơ hội tham gia khá nhiều khóa đào tạo "luyện gà", các hội thảo, hoạt động cộng đồng, rồi vinh hạnh trở thành giám khảo trẻ nhất của một số cuộc thi uy tín như Olympic Tin học Sinh viên, Mùa hè sáng tạo... :x. Tôi nhận thấy những công việc như vậy đã nâng tầm nhìn của tôi lên rất nhiều so với khi chỉ làm một lập trình viên hay kinh doanh thông thường. Và có vẻ tôi đã dần nhận ra đâu mới thực sự là những thế mạnh và công việc yêu thích tôi có thể làm trong suốt cuộc đời :)

Có lẽ trong các đối tượng từng đi dạy, tôi thích nhất là các em học sinh Cấp 2. Với niềm đam mê tin học ở độ tuổi còn khá tinh nghịch, các em dễ làm toát lên trong suy nghĩ của những người đi dạy một nét ngây ngô, trong sáng và đáng yêu. Bao nhiêu kiến thức chia sẻ đều được các em tích cực tiếp thu đều đặn. Và tôi nhận ra có lẽ đây chính là độ tuổi thích hợp nhất để phát triển niềm đam mê Tin học cho một thế hệ. Sớm quá có thể dễ làm các em xao nhãng bởi chưa đủ độ chín, còn trễ quá sẽ khó hình thành nên một niềm đam mê đủ lớn để giữ chân các em trước những ...cám dỗ cơm áo gạo tiền :). Và thực tế rất nhiều lập trình viên giỏi tôi được biết đều xuất phát từ độ tuổi này.

Rồi lên cấp 3 và những năm đầu đại học có lẽ là độ tuổi thích hợp nhất để phát triển các tư duy thuật toán. Nhớ lại 10 năm về trước tôi và bạn bè đã có một thời gian tuyệt vời làm việc ngày đêm với những thuật toán và ngôn ngữ lập trình Pascal già nua trong sáng. Những điều này đã tạo nên nền tảng vững chắc để chúng tôi định vị mình tốt hơn trong thế giới CNTT sau này. Tuy nhiên có một điều tôi không thích lắm là hiện tại Việt Nam hầu hết vẫn còn sử dụng Pascal chạy trên ...DOS. Nếu chuyển sang một số ngôn ngữ mạnh hơn như Java + Eclipse thì chắc chắn sẽ mở ra thêm rất nhiều cơ hội cho học sinh tiếp cận nhanh hơn với những lợi thế trong một thế giới phẳng hôm nay.

Rồi đến những năm trên giảng đường đại học sẽ là thời điểm tốt nhất để tiến vào thế giới công nghệ và từng bước hiện thực hóa những ý tưởng của mình, tung hoành ngang dọc tại hàng tá cuộc thi tổ chức chỉ dành cho sinh viên hàng năm. Với các kiến thức cơ bản đã được tích lũy, sự định hướng tốt trên một siêu xa lộ thông tin trên Internet, hàng loạt cơ hội trong lĩnh vực này sẽ mở ra cho những người trẻ tuổi có đủ niềm đam mê và dũng cảm dấn thân.

Đến đây có vẻ tôi hơi lạc đề so với tiêu đề của bài viết này. Tuy nhiên một trong những vấn đề CNTT Việt Nam đang đối mặt hiện nay là rất thiếu những siêu lập trình viên với một nền tảng kiến thức công nghệ vững chắc, tư duy sáng tạo và đột phá. Với những người như vậy thì gần như không thể đào tạo chỉ trong 4-5 năm của môi trường đai học, mà có lẽ phải trong một thời gian dài xuyên suốt như tôi đã nêu ở trên. Và tôi không tin Việt Nam sẽ có thể trở thành một cường quốc CNTT nếu không đào tạo được một thế hệ những con người như vậy. Nhiều công ty ở Việt Nam tôi có dịp tiếp xúc cũng có tham vọng trở thành một đế chế CNTT và vươn ra tầm khu vực trong những năm sắp tới, tuy nhiên nếu không giải quyết tốt vấn đề này và xây dựng được một đội ngũ những lập trình viên đủ tốt thì đó vẫn sẽ mãi là mục tiêu xa vời và mọi thứ rốt cục cũng chỉ quanh quẩn trong tầm Việt Nam mà thôi.

Nên trong thời gian sắp tới tôi dự định sẽ dành thêm thời gian để tiếp tục đi sâu vào vấn đề này. Tất nhiên tôi không có tham vọng sẽ phải làm một cái gì đó vĩ mô. Đơn giản tôi nhận thấy mình có một số thế mạnh trong vấn đề này và tôi muốn phát huy để xây dựng bản thân trở thành một mắt xích quan trọng trong một công ty CNTT Việt Nam toàn cầu tương lai. Và liệu đó có phải niềm đam mê của tôi không nhỉ ^_^

11 nhận xét:

Technology news nói...

Two main reasons for the modest number of Vietnamese senior developers (my personal opinion)

1. There 's not many software companies in VN (software company in proper meaning). So most junior coders have no chance to follow a correct and standard training flow. Instead of getting solid and deep knowledge in some areas, most developers try to study as many technologies as possible (just to get enough knowledge for their works)

Ex: I see many Java developers with 4-5 years experience boasting about numbers of frameworks they have worked on, but don't master the class loading mechanism in Java.

2. Coding is considered as a tedious and so manual work in Vietnamese coders 's mind. Most of them aim to stop coding by the age of 30. So ....

Huynh Nguyen nói...

Ngoài việc trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn, lập trình viên tại VN cần nâng cao trình độ Anh Ngữ (đọc, nói, nghe, viết) thì mới có cơ hội vương ra khỏi thị trường nước ngoài hoặc thu hút được các công ty phần mềm nước ngoài mở R&D lab tại VN. Tôi không nắm rõ trình độ Anh Ngữ của các lập trình viên bên đó hiệ nay tới đâu. Nếu được xin Ngôn chia sẽ nhận xét của mình về vấn đề này. Nếu một công ty phần mềm (nằm trong top 10 worldwide) mở R&D lab tại VN liệu họ có thể thu hút được các sinh viên trong nước và các du học sinh VN đã và đang học tại nước ngoài trở về làm việc tại VN không?

Nặc danh nói...

@Huynh Nguyen : Mình cũng là 1 sinh viên được học và làm việc toàn bộ bằng tiếng anh (RMIT VN), thì mình thấy đúng là tiếng anh rất quan trọng. Mình cũng từng dc ra nước ngoài học với sinh viên từ các nước mình có 1 số cảm nhận thế này:
_ Về đọc: mình thấy rằng dân việt nam đọc khá tốt, nếu chịu khó thường xuyên đọc tiếng anh thì tốc độ đọc ko thua nhiều so với sv từ các nước nói tiếng anh.
_Về nói và nghe: mình thấy là khá khó so với sv vn, nếu nói về nói chiện bình thường thì cũng có thể nói là còn dễ nhưng 1 khi có cãi nhau tranh luận gì thì coi như bơi. Có thể điều này hạn chế nhiều về sự giao tiếp của sv vn khi học.

Còn về vấn đề a ngôn nói thì ko hẳn là cứ bắt đầu sớm từ những năm cấp 2 là tốt. Điểm cốt lõi nhất thì đúng là fải gầy dựng và nuôi dưỡng 1 niềm đam mê ko bao giờ giảm về IT, có những ng` bắt đầu từ đại học nhưng vẫn trở nên giỏi. Điểm này, dù chưa học ở các đh vn ngày nào nhưng qua bạn bè, e cảm giác là chưa tốt, ko biết đúng ko?

Lại Đức Nhuận nói...

1. Niềm đam mê là rất quan trọng
2. Anh văn cực kỳ quan trọng
3. Tự học Java trong 21 năm là quan trọng hơn cả. Bỏ hết các cuốn sách tự học Java trong 21 ngày đi các bạn ơi.

ngonpham nói...

@Technology News: Totally agree with your two reasons.

1. Yes, I see most of Vietnam companies are now in outsourcing and of small, so we don't have many chances to build many experts which specialize in one field.

2. How to train a generation of developer who love coding and developing will be the next important step if Vietnam wanna become a strong ICT country

@Huynh: Trình độ Anh ngữ hiện tại của đa phần lập trình viên Việt Nam còn khá kém anh Huỳnh. Đó là một cản trở rất lớn cho các công ty phần mềm nước ngoài muốn mở chi nhánh ở Việt Nam hiện nay. Việc thu hút du học sinh về nước làm developer cũng không dễ so với các ngành khác, bởi mức lương trả cho developer thông thường sẽ khó bằng các ngành như Kinh doanh, phân phối, ngoại thương... Tuy nhiên mọi thứ đang diễn ra theo chiều hướng khá tốt, nên hi vọng sắp tới mọi thứ sẽ từng bước khá hơn :)

@Khang: Đúng thế em. Đam mê và kiên trì vẫn là yếu tốt quyết định trong lĩnh vực CNTT ;)

@Nhuan: Ừ, 21 ngày chắc dành cho expert rồi. Người thường không đủ khả năng ^_^

Thùy Vân nói...

Chào anh! Tình cờ em đọc blog anh nhờ một người bạn. Anh đã nói anh thật may mắn. Và em nói đó còn hơn sự may mắn. Nhiệt huyết, tài năng và ước mơ mà anh mang trong người là những đức tính mà lớp thanh niên Việt Nam rất cần hiện giờ. Em cũng đã từng học chung trường cấp 3 với anh. Mong rằng có cơ hội được nói chuyện thêm với anh qua yahoo messenger để có thể trao đổi với anh một vài điều. Nick của em là vuongthuyvan89@yahoo.com.

Tholq nói...

Theo mình có 4 yếu tố để công ty IT VN có thể trở nên mạnh mẽ ở trong nc và quốc tế:
1.Có người tài dẫn dắt
2.Có phương pháp nghiên cứu bài bản với nền tảng công nghệ tốt.
3.Có quy trình làm việc tốt
4.Có ý tưởng và đột phá trong phân khúc hẹp nào đó của thị trường.
Ngoài ra trước khi làm sản phẩm nào đó nên tham khảo kỹ các sản phẩm đã có trên thị trường, nhất là các sản phẩm của nc ngoài. Mình thấy các sản phẩm của nước ngoài luôn chỉn chu và tuyệt đẹp trong cấu trúc.

Tớ thấy bài của Ngôn viết hơi rời rạc, nhiều đoạn đọc không rõ nghĩa ( hay tại đầu tớ :( ).

Ví dụ đoạn cuối cậu nhắc nhiều đến "vấn đề này" nhưng tớ chưa hiểu rõ nó là cái gì?

Mong hồi âm của Ngôn!

Tớ là Thọ, học IT BK-HN!

Unknown nói...

Để trở thành 1 lập trình viên giỏi thì trước hết cần có niềm đam mê, tư duy logic và tư duy sáng tạo tốt.
Sau đó cần được trải nghiệm và lớn lên trong các dự án thực tế.

tâm_bão nói...

Em đang theo học CNTT tại Việt Nam. ngày trước em ko hề quan tâm tí nào đến tiếng anh, máy tính thi ko có điều kiện nhưng khi dấn thân vào thì thực sự là một niềm đam mê.
Ở nước mình các môn đại cương khá nặng và không thể bỏ qua nếu sinh viên muốn lấy điểm só. Tiếp xúc với CNTT đã chậm nay thời gian dành cho nó ở đại học cũng ko thể vượt quá 1/2, đây chính là điểm giải thích tại sao sinh viên nhà mình học ko chuyên sâu và khó làm nên một bước đột phá.
Ở trường em vừa thi ACM xong. em nghĩ nên có nhiều cuộc thi như thế này nữa đề sinh viên có cơ hội học tập chứ ko phải bao giờ cũng quanh quẩn với thi học kì.

Nặc danh nói...

Bài viết của anh thật là trùng hợp với tư tưởng của em.

Em cũng rất mong muốn đóng góp vào sự phát triển nền CNTT nước nhà.
Chúng ta có những quan điểm và lợi thế giống nhau.
Có lẽ em sẽ bắt đầu đóng góp ở các lớp học, chí ít là sẽ cố gắng hết khả năng của mình :)
Chỉ có điều hơi khó một chút là ngoài những đam mê như đóng góp ở trên, mình vẫn phải có những cái lo cơm áo gạo tiền.
Anh có kinh nghiệm gì có thể chia sẻ không?

Thanks for sharing

Đạt Nguyễn nói...

a

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Hot! Delicious Digg Favorites More