Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2007

Cuộc chiến công nghệ



Đối với những ai đang làm việc hay có hứng thứ về lĩnh vực công nghệ thông tin thì có thể nhận thấy cuộc chiến về công nghệ đang ngày càng trở nên nóng bỏng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đại gia trong việc vươn lên độc chiếm ngôi bá chủ thị trường

Tại chiến trường thế giới

- Ở lĩnh vực công nghệ tìm kiếm, Google vẫn giữ vị trí quán quân và ngày càng bỏ xa các đối thủ khác như Yahoo, Microsoft. Điều này có thể lí giải bởi một môi trường làm việc tốt đã làm cho Google luôn có một sức sống mạnh mẽ. Nếu như Microsoft, Yahoo ngày càng tràn lan trên nhiều lĩnh vực thì Google luôn cố gắng tập trung cho công nghệ tìm kiếm cốt lõi. Với những chuyên gia giỏi nhất để luôn có được những thuật toán tốt nhất cũng như một đội ngũ đánh giá kết quả tìm kiếm đông đảo, sẽ còn rất lâu nữa các công cụ tìm kiếm khác mới có thể chạm được tới thị phần của đại gia này

- Lĩnh vực mạng xã hội ảo có lẽ lúc đầu dưới mắt mọi người chỉ đơn thuần là các trang nhật kí cá nhân, Google và Yahoo cũng nghĩ vậy. Rồi sự vươn lên mạnh mẽ của Facebook trong một thời gian ngắn đã làm thay đổi tất cả, Yahoo đã từng nghĩ tới việc mua lại Facebook năm ngoái với giá 1 tỉ USD. Nhưng sẽ không ngạc nhiên khi năm sau, giá trị của Facebook sẽ vượt qua cả Yahoo nữa . Còn Google và Microsoft sẽ phải mất nhiều thời gian để theo kịp cuộc đua này.

- Tiến sang các nền tảng phát triển lập trình. Với lợi thế sở hữu hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay Windows, Microsoft đã tự định nghĩa ra cả tá công nghệ khác nhau để thu hút ngày càng nhiều lập trình viên theo phe mình cũng như đè bẹp các đối thủ cạnh tranh. Còn Google thì ngược lại, công ty luôn đi theo và xài đồ của cộng đồng mã nguồn mở. Và với việc tung ra hệ điều hành Android cho di động với hơn 70% là open source, có vẻ như Google đã đặt cược rất lớn cho cuộc chơi này, nếu thành công chắc chắn Google sẽ vượt qua Microsoft để trở thành công ty về CNTT số một trên thế giới

Trông người mà nghĩ đến ta, vậy còn ở Việt Nam tình hình hiện tại là ra sao?

Có lẽ sẽ thật khập khiễng khi so sánh Việt Nam với thế giới bởi vì thị trường CNTT Việt Nam hiện nay còn chưa bằng được …1/1000 thế giới nữa là , còn về trình độ nhân lực có lẽ còn rất lâu nữa lập trình viên Việt Nam mới có thể bắt kịp trình độ chung của thế giới. Nhưng gần đây đã bắt đầu có những điểm sáng xuất hiện, đó là các site như: Baamboo.com, Socbay.com, diadiem.com … với niềm tự hào là các sản phẩm Made in Vietnam và cũng đã được các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư tiền tỷ. Nhưng liệu rồi các sản phẩm này có thể vươn xa?

Nếu nhìn dưới góc độ của một nhà kĩ thuật sẽ thấy rằng hầu hết các sản phẩm trên đều tập trung vào một vài dạng như: portal, tổng hợp tin tức, blog, tìm kiếm âm nhạc, bản đồ… và gần như tất cả đều nằm trong lĩnh vực giải trí và chỉ muốn nhắm tới làm bá chủ thị trường trong nước mà thôi. Có vẻ như đang có một sự bất ổn ở đây. Nếu là một người làm trong lĩnh vực công nghệ và đã từng xem qua chiến lược phát triển của các hãng lớn, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng hầu hết các lĩnh vực này đã được làm rất tốt rồi . Sở dĩ họ vẫn chưa vào Việt Nam là do thị trường Việt Nam vẫn còn quá nhỏ mà thôi, thị trường nào lớn thì ta phục vụ trước, đó là điều dễ hiểu. Còn một khi họ đã vào Việt Nam? Có lẽ ít nhất 80% các sản phẩm trong nước sẽ chết sạch: Google Map sẽ giết sạch các site bản đồ, Google News sẽ giết chết các site tổng hợp tin tức, Yahoo Mash sẽ thống trị mạng xã hội ảo... Và có lẽ chỉ các site tìm kiếm âm nhạc mới có thể còn sống sót do các đại gia trên không muốn dính dáng vào việc vi phạm bản quyền mà thôi

Liệu còn một hướng đi nào khác cho những người đam mê công nghệ?

Theo quan điểm cá nhân, nếu chúng ta đã không chống lại những đại gia lớn thì tại sao không dựa vào họ để tạo nên một chỗ đứng cho mình. Google và Microsoft đang ra sức chiêu dụ các cá nhân công ty tổ chức phát triển dựa trên nền tảng của mình. Vậy thì tại sao chúng ta không dựa vào các nền tảng đó và đi thêm một chút nữa thôi để tạo ra những sản phẩm của riêng mình. Tất nhiên ở một mức độ nào đó sẽ bị phụ thuộc vào họ nhưng tự hỏi thời buổi bây giờ một công ty độc lập có bao giờ sống được? Tất nhiên công ty cũng sẽ chỉ nhỏ bằng cỡ …1/1000 của họ nhưng như vậy đã không phải là thành công lớn tại thời điểm hiện tại rồi sao . Nhưng có lẽ quan trọng hơn đó là một trong những con đường hiếm hoi để chúng ta có thể tiến ra thị trường toàn cầu dễ dàng hơn là trông chờ vào những …lời tự hào và ảo tưởng do chính chúng ta đang tạo ra hiện nay

Còn đối với riêng bản thân, có lẽ đó là cơ hội cuối cùng trong lĩnh vực CNTT mà tui có thể nghĩ ra để thử sức trong một năm kế tiếp. Và nếu không thành công thì sao? Lúc đó tui cũng đã có đủ hai năm kinh nghiệm để đi học MBA về …quản lý du lịch. Có vẻ như mình đang dần thích du lịch hơn CNTT rồi

4 nhận xét:

Thanh H. Pham nói...

M$ hien dang quang cao ram ro cai Silverlight cua no, ma Thanh khong thay co cam hung gi voi cong nghe nay ca. Khong biet Ngon co y kien gi ve anh chang SilverLight khong?
Lam sao de tui "yeu" cai SilverLight day ta, hixhix

Phantom (Phân Tôm) nói...

Tem nè!
Hô hô,bạn Ngôn nhà ta tham lam quá,cái gì cũng muốn vậy ta?!?!
Nhưng mà tốt tốt tốt,chúc mọi chuyện xuôi chèo mát mái,hì hì

Ngôn Action++ nói...

@Thanh: Hehe, còn tui thì thích chiến lược của Google hơn. Nhưng thực sự nếu có thể tạo được một nền tảng kết hợp giữa cả sức mạnh công nghệ của Google và Microsoft sẽ có thể tạo nên một giá trị gia tăng rất lớn :)
@Sơn: Đúng là cái gì tui cũng muốn làm hết, nhưng có lẽ chỉ nên làm một cái duy nhất tại một thời điểm thôi ^_^

nobody nói...

Mấy vấn đề N phát biểu mình xin miễn bàn, vì mình là 1 kẻ mù công nghệ, hì... Nhưng mà... Dù CNTT cũng được, dù du lịch cũng được, đã đặt mục tiêu vào cái gì thì phải cố gắng đến cùng, dở dở ương ương là đuối lắm đấy, hihi...

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Hot! Delicious Digg Favorites More