Kiến thức thu được trong ngày thư năm là về một số khái niệm về các chuẩn hiện nay
1. Chuẩn lưu dữ liệu
Thông thường hiện tại hầu hết chúng ta đều đang sử dụng Microsoft Office, lẽ tất nhiên sản phẩm này đều sử dụng định dạng chuẩn riêng của nó. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến khó khăn cho các trình soạn thảo khác đọc các định dạng này. Nếu các bạn đã từng sử dụng Open Office sẽ thấy điều này, Open Office ko đọc được 100% format của Microsoft Office và ngược lại cũng vậy
Do đó xu hướng trong tương lai, sẽ có các định dạng chuẩn mà các trình soạn thảo phải tuân thủ, các chuẩn này sẽ dựa trên nền tảng công nghệ XML.
2. Unicode
Có lẽ khái niệm này đã khá thông dụng. Tuy nhiên có một số vấn đề cũng nên lưu ý:
- Unicode UTF8 : Đây là chuẩn khá phổ biến hiện nay. Ý tưởng của UTF-8 gần giống với các thuật toán nén (liên tưởng thôi). Nếu kí tự là ASCII 8 bit thì dùng 1 byte, một số kí tự khác sẽ dùng 2,3 hoặc 4 byte. Cách lưu này sẽ tiết kiệm được rất nhiều nếu các kí tự chỉ trong bảng ASCII
- Tuy nhiên với cách bố trí của UTF8 ở trên thì việc xử lí sẽ rất chậm. Do đó trong các chương trình tìm kiếm hay các ứng dụng CSDL (VD Google) thì chuẩn UTF-16 sẽ được dùng. Chuẩn này thì mới đúng là Unicode theo mọi người thường hiểu. Dùng đúng 2 byte để mã hóa một kí tư ==>> tốc độ sẽ rất nhanh
3. MUA & MTA
1. Đây là 2 khái niệm dùng trong việc gửi và nhận mail : MUA -- MTA <<---->> MTA -- MUA
MUA có thể hiểu là các chương trình mail client như Outlook Express, Thunderbird phục vụ cho mục đích lấy mail từ server về client. Còn MTA là giao thức truyền giữa các server với nhau.
2. Có 2 chuẩn thường được nhắc tới hiện nay là
- POP3 : mail sẽ được down về máy client bằng Outlook, Thunderbird. Sau đó mail trên server sẽ bị xóa
- IMAP : Thường được dùng cho Web mail
(Nếu có gì không đúng thì mọi người corect giùm nhé)
3. Việc cài đặt máy chủ mail trong Linux khá đơn giản, chủ yếu là cài đặt các gói hỗ trợ. Có một chương trình rất hay ngondn học được là Squirrel mail, một package hỗ trợ webmail rất hay.
4. Các chuẩn in mạng
Thông thường trước đây trong công việc in ấn, mỗi hãng sản xuất máy in đều có những công nghệ riêng, không thống nhất như các cái khác nên đã dẫn tới nhiều vấn đề xung đột. Gần đây đã có một số chuẩn chung được đưa ra. Cái mà ngondn được học là CUPS (Common Unix Printting System)
Hôm nay lần đầu tiên thấy được cái máy in mạng. Hóa ra máy in mạng cũng có địa chỉ IP và có lỗ cắm mạng. Sau khi thiết lập thì việc in ấn chỉ là hình thức gửi dữ liệu từ máy này sang máy khác.
Thứ Ba, 9 tháng 8, 2005
Networking through OSS (day 5)
20:26
ngonpham
No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét