Thứ Tư, 10 tháng 8, 2005

Networking through OSS : Tổng kết (day 6)

1. FOSS (Free Open Source Software)
Khi nhắc tới FOSS, hầu hết mọi người đều liên tưởng tới Linux và các phần mềm cho Linux. Tuy nhiên điều đó không đúng 100%, cũng có nhiều FOSS khác cho Windows, Macintosh...
2. Lợi ích của FOSS
Mình nghĩ chắc không cần nói về vấn đề này vì có lẽ mọi người đều biết những ích lợi của nó, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam
3. Chiến lược phát triển FOSS của các quốc gia
Theo mình đọc các tài liệu thì hầu hết các quốc gia hiện nay đều muốn duy trì tỉ lệ nguồn mở - nguồn đóng là 50%-50%. Các quốc gia mạnh về vấn đề này có thể kể tới Mĩ, Ấn Độ, Brazil, Nhật, Trung QUốc...
4. Chiến lược của VN
Cái này do nghe nói dự định của chính phủ VN là sẽ phát triển theo từng bước như sau:
- Bước 1 : Localization (C Proramming : code, font, locale, input ...)
- Bước 2 : Web prorograming : PHP, Java, Perl
- Bước 3 : B2C
5. Việc triển khai FOSS ở các cơ quan VN hiện tại có khả thi?
Cái này do ngondn tò mò và hiếu kì, mỗi buổi đi ăn cơm trưa chung với mấy anh cán bộ nhà nước nghe mấy ông bàn ra bàn vào với nhau thì cảm nhận thấy còn khá xa vời.
Đề án 112 của chính phủ về việc tin học hóa hành chính nhà nước được đầu tư rất lớn lại là giáo trình xây dựng trên nền tảng Windows. Tuy nhiên song song với đó là việc tuyên bố sẽ đẩy mạnh nguồn mở tới các cơ quan ban ngành. Vậy rốt cục, mục đích cuối cùng là gì.
Các bạn có thể đọc ý kiến của TS Nguyễn Trọng về vấn đề này
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=90310&ChannelID=16
6. Hãy bắt đầu từ cộng đồng
Có lẽ cách nhanh chóng để có thể thúc đẩy FOSS ở VN là hình thành một cộng đồng đông đảo người dùng Linux ở VN. Tưởng tượng xem nếu chúng ta có một cộng đồng khoảng 1tr Linux users. Cứ 10 trong số đó, ta có 1 OSS developer ==>> Chúng ta sẽ có 100.000 OSS developers. Hic, 1 lực lượng vô cùng khủng khiếp giúp chúng ta đảo ngược tình thế trong nháy mắt : từ một nước tỉ lệ xâm phạm bản quyền vào hàng cao nhất tới một nước có những sản phẩm OSS đẳng cấp thế giới. Liệu có phải là một giấc mơ không nhỉ?

Một số ý kiến cá nhân qua khóa học

1. VN có cần xây dựng các phiên bản Việt hóa Linux?
Không cần. Fedora Core đã là quá đủ. Ở Nhật đa số đều dùng phiên bản này
2. Linux có rất nhiều thứ để khám phá
Linux có thể coi là một HĐH được xây dựng trên các gói packages, một HĐH của cộng đồng thực sự. Chỉ cần 3 đĩa CD, bạn hoàn toàn có thể biến máy tính mình thành một Desktop, Workstation, Web Server...
3. Xây dựng các chương trình cross-platform
ngondn nghĩ có lẽ mình bắt đầu nên làm quen với việc này, không nên lệ thuộc quá nhiều vào công cụ của một công ty. Có thể bạn vẫn phát triển những ứng dụng trên Windows, những hãy cố gắng đảm bảo rằng nó cũng có thể chạy trên Linux
ngondn có 2 tin vui mới biết được:
- Có thể dùng Kylix thay cho Delphi
- Các ứng dụng .NET Framework của Mic đã có thể chạy trên Linux
4. Chúng ta hãy cùng tham gia vào cộng đồng OSS
Cùng share những dòng code của bạn với lập trình viên trên khắp thế giới. Cố gắng tìm hiểu kĩ về các OSS, tránh việc làm lại những gì đã có, thay cho đó là đạp trên những cái đó để xây dựng những cái cấp cao hơn, hữu ích hơn. Và chắc chắn chúng ta sẽ có được những bước tiến rất lớn khi tham gia vào hoạt động này.

Kết thúc lớp học này, thầy giáo đã tặng cho các lớp một bài hát khá hay. Mình rất thích và hi vọng các bạn cũng sẽ thích

We are the world

Here comes a time, when we make a system call,
When the industries must come together as one
All the source codes are waiting,
It's time to lend our hands,
To Open Source,
What is all we need
We cannot go on,
buying binary codes by codes,
and using the outcome as fool,
As GPL tell us,
All the sources are free,
to tailor,
That is all we need

We are the World,
We are the children,
We are the one who make better codes,
so let's start hacking,
Download the source codes,
and make to install it,
Then, you are a part of Open Source Community

Yes, this song is GPLed
You may freely use, re-distribute and modify. It's free.
Copyright (c) 2004, Masayuki Ida

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Hot! Delicious Digg Favorites More